Xây dựng mô hình kinh doanh là tiêu chí đầu tiên để mang tới một công ty thành công và phát triển. Nếu sai ngay từ đầu khi lặp mô hình kinh doanh sẽ dẫn tới công ty doanh nghiệp sụp đổ. Vì thế để đảm bảo sự vững chắc, thành công và giảm thiểu tối đa rủi ro cho các dự án. Nếu bạn vẫn chưa biết cách xây dựng mô hình kinh doanh thì bài viết này sẽ giúp bạn !
Mô hình kinh doanh là gì?
Mô hình kinh doanh là một kế hoạch, khuôn mẫu được xây dựng sẵn từ trước. Chúng ta có thể tự sáng tạo ra mô hình kinh doanh hoặc copy một cách chọn lọc từ các công ty khác. Chọn lọc những ưu điểm, tiềm năng của những doanh nghiệp đi trước để hạn chế tối đa rủi ro khi gặp phải. Từ mô hình này chúng ta sẽ có những định hướng cụ thể trong từng mốc thời gian, từng khoảng thời gian. Như vậy tất cả mọi thứ hầu như đều trong dự đoán từ trước. Tránh được những rủi ro bất ngờ.
Các bước xây dựng mô hình kinh doanh
Làm sao để tạo ra một mô hình kinh doanh khác biệt là điều mà bất cứ chủ doanh nghiệp nào cũng cần quan tâm. Nhằm tránh lặp lại các lối mòn và tạo ra sự tươi mới thích hợp với thời đại mới. Khi những mô hình kinh doanh cũ không hiệu quả là lúc cần chọn lọc loại bỏ những thứ không phù hợp.
Lập kế hoạch kinh doanh
Đây chính là bảng dự toán thu chi trong 1 khoảng thời gian nhất định thường là từ 2-5 năm. Trong bản kế hoạch này sẽ có những cơ hội, giải pháp và thách thức của công ty khi gặp phải trong thời đại mới. Vì đây là dự toán nên chúng cũng cần có sai số nhất định chứ không phải chính xác 100%.
Hiểu rõ vấn đề khách hàng
Nắm được khách hàng đang cần gì và vấn đề của họ như thế nào là bước hết sức quan trọng. Chúng giúp các doanh nghiệp có thể hiểu được khách hàng đang cần gì? Từ đó đưa ra những phương án xử lý, tiếp cận một cách hiệu quả nhất.
Đưa ra giải pháp phù hợp
Nắm rõ được vấn đề và tìm hiểu những giải pháp mà có thể giải quyết được những vấn đề của khách hàng. Những giải pháp này có thể là sản phẩm, dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của khách. Từ đó đưa ra phương án xử lý được lên kế hoạch từ trước.
Xác định nguồn lực của công ty
Bao gồm các tiềm lực tài chính, vật chất, trí tuệ và con người. Tất cả các yếu tố này đều khá quan trọng và nếu gặp bất cứ một trục trặc nào trong các vấn đề trên đều nguy hiểm. Chúng có thể khiến mô hình kịnh doanh sụp đổ và không hoạt động mượt mà, ăn khớp với nhau.
Không có yếu tố nào là quan trọng hơn bởi chúng đều giữ những vị trí quan trọng khác nhau. Khéo léo dung hòa những yếu tố này sẽ mang tới sự hiệu quả nhất định.Nếu một yếu tố yếu thì bắt buộc yếu tố còn lại phải mạnh hơn để bù lại.
Phân tích đối thủ
Biết được trên thị trường hiện tại có những đối thủ nào và họ có ưu nhược điểm gì khác biệt so với chính doanh nghiệp mình hay không? Chắc chắn phải tạo ra sự khác biệt cả về sản phẩm và dịch vụ thì mới có thể cạnh tranh được. Ngược lại nếu không có điểm nổi bật hơn thì chắc chắn khả năng cạnh tranh sẽ kém đi rất nhiều và dự án đổ vỡ là điều dễ hiểu.
Dự đoán doanh thu
Tìm hiểu về doanh thu và luồng doanh thu sao cho phù hợp. Tạo thu nhập từ các mô hình kinh doanh và dự toán các khoản chi phí. Tất cả các yếu tố cần phải lên kế hoạch từ trước. Hãy chuẩn bị các phương án rằng bạn sẽ kinh doanh khi chưa có lợi nhuận trong bao nhiêu lâu? Mô hình kinh doanh nào cũng có những tháng cắt lỗ, chịu lỗ chứ chưa thể thành công đem lại doanh thu ngay được. Làm quen với điều này sẽ giúp các chủ doanh nghiệp bớt đau đầu hơn.
Xem thêm
Với những bước xây dựng mô hình kinh doanh bên trên thì khách hàng đã có những cái nhìn khách quan nhất về vấn đề này. Còn quá nhiều những yếu tố khác nhau để đánh giá được mô hình kinh doanh đó thành công hay không? Vì thế mà càng dự toán chính xác thì khả năng sảy ra rủi ro càng thấp. Nếu thấy bài viết hay hữu ích hãy like và chia sẻ với AEDIGI nhé!
source https://aedigi.com/xay-dung-mo-hinh-kinh-doanh-nhu-the-nao/