TVC quảng cáo được xem là một vũ khí marketing hoàn hảo đem lại hiểu quả cao cho những chiến dịch marketing tấn công đến khách hàng. Thậm chí nó còn trở thành xu hướng giúp các doanh nghiệp tạo dựng thương hiệu thành công trên thị trường và đánh bật các đối thủ cạnh tranh. Vậy TVC quảng cáo là gì? Những yếu tố tạo nên thành công cho quảng cáo TVC ngày nay là gì?
TVC quảng cáo là gì?
TVC quảng cáo là cụm từ viết tắt của Television Commercials. Đây là một loại hình quảng cáo bằng hình ảnh, giới thiệu về những sản phẩm thương mại hay một sự kiện nào đó được phát sóng trên hệ thống truyền hình. TVC quảng cáo thường được các nhà đài phát xen kẽ vào trước, giữa hoặc sau nội dung chính của một chương trình nào đó. Thể loại quảng cáo này luôn có sức lan toả rộng, đối tượng khán giả đa dạng và không bị ràng buộc bởi không gian, thời gian hay khoảng cách địa lý.
Thông thường TVC là một video sẽ có độ dài từ 30s, 45s hiện tại phổ biến hơn có chuẩn 15s, đây không phải quy chuẩn của bản thân độ dài video quảng cáo truyền hình mà thường đây là giới hạn tài chính do cân bằng tài chính với việc phát hành nội dung qua truyền hình và định giá bởi kênh truyền hình. Bất kể độ dài của TVC là bao nhiêu, điều quan trọng cần lưu ý là thông điệp truyền tải phải hấp dẫn và thu hút để khiến người xem không bị mất hứng thú trong vài giây đầu tiên của TVC.
TVC có thể mang nội dung về một câu chuyện của nhân vật nào đó, thường là những người nổi tiếng hoặc có tầm ảnh hưởng nhất định trong xã hội. Họ chia sẻ những trải nghiệm về sản phẩm hoặc có thể là những hình ảnh khơi gợi sự quyến rũ, những hình ảnh nêu cao giá trị nhân văn như gia đình, cộng đồng hoặc đơn giản nó chỉ là sản phẩm được xây dựng trên hiệu quả kỹ xảo đặc biệt.
TVC quảng cáo có từ khi nào?
Quảng cáo TVC đầu tiên xuất hiện trên truyền hình được ghi nhận có trả phí, được phát sóng vào ngày 1/7/1941 tại New York, trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC. Nội dung của đoạn quảng cáo này là việc giới thiệu về sản phẩm đồng hồ hiệu Bulova.
TVC quảng cáo đầu tiên xuất hiện trên sóng truyền hình tại Châu Á, được ghi nhận xuất hiện vào ngày 28/8/1953 ở Thủ Đô Tokyo, Nhật Bản trên kênh truyền hình Nippon TV. Thật ngẫu nhiên khi đoạn quảng cáo này cũng giới thiệu về một loại đồng hồ có tên là Seikosha. Đây cũng chính là thương hiệu đồng hồ Seiko nổi tiếng hiện nay.
TVC quảng cáo đầu tiên trên truyền hình được ghi nhận có trả phí, được phát sóng vào ngày 1/7/1941 tại New York, trên kênh 4 của Đài truyền hình NBC, nội dung của đoạn quảng cáo này giới thiệu về sản phẩm đồng hồ hiệu Bulova.
Những yếu tố tạo nên thành công cho quảng cáo TVC
Thông điệp quảng cáo phải thật hay và ấn tượng
Thông thường các thương hiệu hướng đến những câu thoại mà ẩn sâu trong đó sẽ mang những ý nghĩa sâu sắc hoặc những thông điệp ấn tượng buộc khách hàng phải ghi nhớ trong tâm trí mình. Để khách hàng có thể ghi sâu vào tâm trí những thông tin mà doanh nghiệp tạo dưng nên thì những câu slogon hay thông điệp truyền tải phải đơn giản và dễ hiểu. Điều này sẽ giúp ích cho việc truyền thông marketing được dễ dàng và hiệu quả.
Tạo sự gần gũi và thân thiện với người xem
Có thể thấy, chỉ có sự đồng cảm và gần gũi mới giúp tạo cho khách hàng có động lực để đi đến quyết định mua sản phẩm hay dịch vụ của doanh nghiệp. Hình thức “Mưa dầm thấm lâu” rất được các thương hiệu yêu thích và đưa vào TVC quảng cáo hay của mình. Điều quan trọng là doanh nghiệp phải tạo được sự gần gũi, thân quen với khách hàng của mình. Đây là những yếu tố có thể gây được ấn tượng mạnh đến khách hàng.
Nếu khách hàng thấy chính hình ảnh của mình, bạn bè, người thân hoặc hoàn cảnh tương tự trong đoạn TVC quảng cáo sẽ cảm nhận được sự thân quen gần gũi và họ sẽ ghi nhớ về hình ảnh doanh nghiệp sẽ lâu hơn. Từ đó, sự thân quen là “kim chỉ nam” để giúp các Marketer tấn công mạnh mẽ đến thị hiếu của khách hàng.
Thông tin truyền tải cần phải chính xác và trung thực
Sự trung thực là thước đo niềm tin của khách với doanh nghiệp của bạn. Thông tin chính xác và trung thực của sản phẩm qua TVC quảng cáo sẽ giúp cho doanh nghiệp tạo được lòng tin trong tâm trí của khách hàng. Niềm tin là thứ không phải muốn có là được, muốn có được niềm tin của khách hàng lại càng khó hơn. Vì vậy, các quảng cáo TVC có thể phóng đại đôi chút nhưng không được đưa ra những thông tin không đúng và sai lệch về sản phẩm của doanh nghiệp.
Tính đa dạng của TVC quảng cáo
Để tạo ra hiệu quả cho doanh nghiệp thì hình thức đa dạng hoá các kênh truyền thông là điều tất yếu. Bởi vì ngoài đa dạng sáng tạo ở nội dung thì doanh nghiệp cũng cần quan tâm đến các kênh truyền thông của mình. Không chỉ quảng cáo trên TV mà còn phải tối ưu hoá trên các kênh Digital Marketing, trên hết mạng xã hội đang là kênh thông màu mỡ để doanh nghiệp tiếp cận khách hàng.
Có thể nói trong thời đại công nghệ số hiện này thì Social Media, Social Network đang là công cụ đắc lực để giúp doanh nghiệp đưa sản phẩm đến công chúng gần hơn.
Xác định khách hàng mục tiêu và đối tượng truyền thông doanh nghiệp muốn hướng tới
Dù là TVC quảng cáo hay bất cứ công việc liên quan nào đến Marketing, thì việc quan trongj doanh nghiệp cần xác định đó là đối tượng truyền tin của mình. Đối tượng truyền thông chủ yếu của TVC quảng cáo là khách hàng mục tiêu, đối tác, nhà đầu tư… Chính vì vậy nội dung, cách thức thể hiện cũng phải phù hợp, thu hút được sự chú ý của người xem.
Nếu đối tượng hướng đến là người trẻ thì đoạn phim quảng cáo phải có tiết tấu, nhịp điệu nhanh, màu sắc rực rỡ, nhạc sôi động. Còn với đối tượng là trẻ em thì cần phải có hình ảnh bắt mắt và nội dung phù hợp với lứa tuổi. Phải tạo thành những đoạn TVC quảng cáo phù hợp với lứa tuổi, giới tính để thu hút được ánh nhìn của khách hàng.
Kết Luận
Vậy trên đây là những thông tin khái quát về TVC quảng cáo và những yếu tố tạo nên sự thành công cho lĩnh vực này. Có thể thấy, giữa thời đại công nghệ số có nhiều loại hình xuất hiện nhưng TVC quảng cáo vẫn giữ vững vị thế của mình. AEDIGI hy vọng, qua bài viết này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho những ai đang muốn tìm hiểu về TVC quảng cáo.
source https://aedigi.com/tvc-quang-cao-la-gi-nhung-yeu-to-tao-nen-thanh-cong-cho-quang-cao-tvc/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét