Thứ Sáu, 29 tháng 4, 2022

10 Việc cần làm sau khi thành lập công ty

Thành lập công ty là ước mơ, hoài bão làm giàu của các chủ doanh nghiệp muốn startup. Có rất nhiều chủ doanh nghiệp sau khi thành lập công ty xong đều không biết bước tiếp theo mình nên làm là gì. Để thành lập được một công ty cho riêng mình là điều không dễ dàng mà cần phải am hiểu về các hồ sơ, thủ tục pháp lý theo đúng luật pháp. Vậy việc cần làm sau khi thành lập công ty là gì? Cùng theo dõi bài viết này nhé!

Dưới đây là 10 việc cần làm sau khi thành lập công ty mà AEDIGI muốn chia sẻ đến bạn:

Công bố nội dung đăng ký kinh doanh

công bố nội dung đăng ký kinh doanh

Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thành lập hoặc đăng ký thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần phải công bố nội dung đăng ký kinh doanh trên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia theo quy định. Nếu bạn không công bố nội dung đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch đầu tư.

Kê khai và nộp thuế môn bài

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020 thì doanh nghiệp cần kê khai và nộp thuế môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng bắt đầu hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn chưa có hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp tờ khai thuế môn bài chậm nhất là trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Mức thuế môn bài trong năm 2021 là 2.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ trở xuống và 3.000.000 đồng/năm đối với doanh nghiệp có vốn điều lệ trên 10 tỷ.

>>>>> Xem thêm: Thành lập công ty đóng thuế như thế nào?

Treo biển tại trụ sở của công ty

Sau khi có giấy phép kinh doanh từ Sở kế hoạch và Đầu tư, công ty cần treo biển tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện của công ty. Biển treo cần phải thể hiện được các thông tin về công ty như địa chỉ, số điện thoại. Theo quy định tại Khoản 2, Điều 34 Nghị định 50/2016/NĐ-CP, nếu không treo biển hiệu tại trụ sở công ty thì sẽ bị phạt từ 10 – 15 triệu đồng.

Mua chữ ký số

Mua chữ ký số

Chữ ký số là thiết bị phổ biến và được nhà nước yêu cầu mỗi doanh nghiệp phải sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp trong việc nộp báo cáo và thuế điện tử, kê khai thuế quan, hải quan… Phải có chữ ký số mới nộp được tờ khai thuế qua mạng, vì thế đây là một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty.

Khi mua chữ ký số thì bạn nên chọn những đơn vị uy tín như: Viettel, VNPT, FPT…. Đây là những đơn vị có thể đảm bảo được các vấn đề về kỹ thuật nếu có sự cố xảy ra. Thông thường, chữ ký số điẹn tử có giá trị tương đương với con dấu doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử. Giấy tờ cần chuẩn bị khi mua chữ ký số bao gồm giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, bản photo CCCD của người đại diện.

Mở tài khoản ngân hàng

Khi một doanh nghiệp đi vào hoạt động thì chắc chắn cần phải có tài khoản ngân hàng để thực hiện các giao dịch thanh toán bằng chuyển khoản và nộp thuế điện tử. Đối với những hoá đơn từ 20 triệu trở lên thì phải chuyển khoản mới được đưa vào chi phí và khấu trừ thuế giá trị gia tăng. Chính vì thế, ngay sau khi thành lập công ty bạn nên mở tài khoản ngân hàng càng sớm càng tốt.

Lưu ý: Từ ngày 01/05/2021 doanh nghiệp mới mở Tài khoản ngân hàng thì không cần phải đăng ký với Sở kế hoạch đầu tư như trước nữa.

Đăng ký giấy phép con (Giấy phép đủ điều kiện kinh doanh)

Đối với một số doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh mà pháp luật quy định phải có giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh… gọi chung là giấy phép con thì doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục xin phép giấy con mới có thể kinh doanh theo đúng quy định. Tuỳ thuộc vào từng ngành nghề kinh doanh riêng mà doanh nghiệp sẽ xin giấy phép con của từng cơ quan chức năng và hồ sơ cụ thể theo từng cơ quan.

Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn VAT)

Phát hành hoá đơn giá trị gia tăng

Theo quy định của luật thì khi doanh nghiệp hoạt động cần phải tiến hành xuất hoá đơn theo quy định. Nếu trong trường hợp doanh nghiệp bán hàng hoá, cung cấp dịch vụ mà không xuất hoá đơn thì coi như đó là hành vi trốn thuế và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Để có thể sử dụng hoá đơn, doanh nghiệp cần tiến hành các thủ tục phát hành hoá đơn điện tử. Sau khi có hoá đơn và được phép sử dụng doanh nghiệp mới có thể tiến hành thủ tục xuất hoá đơn theo quy định. Theo đó, hoá đơn là chứng từ do người bán lập, ghi nhận thông tin bán hàng hoá, dịch vụ theo quy định của pháp luật. Hoá đơn được phân loại thành:

  • Hoá đơn giá trị gia tăng: Là loại hoá đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động: bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ trong nội địa, hoạt động vận tải quốc tế, xuất vào khu phí thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu.
  • Hoá đơn bán hàng: Thường sẽ được dùng cho các tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp khi bán hàng hoá, dịch vụ trong nội địa, xuất vào khu phí thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu; Tổ chức, cá nhân trong khu phí thuế quan khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phí thuế quan với nhau.

Nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý

Về thuế thu nhập doanh nghiệp thì không cần phải nộp tờ khai. Hàng quý sẽ căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh nếu có lãi thì doanh nghiệp thực hiện tạm tính sau đó nộp số tiền thuế TNDN của quý. Thời hạn nộp tiền thuế TNDN tạm tính quý chậm nhất sẽ vào ngày cuối cùng của tháng đầu của quý tiếp theo. Đây là việc cần làm sau khi thành lập công ty mà mọi doanh nghiệp đều cần chú ý đến.

Lưu ý: Tổng số thuế TNDN đã tạm nộp của 03 quý đầu năm tính thuế không được thấp hơn 75% số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán năm.

Góp vốn vào công ty

Góp vốn vào công ty

Việc góp vốn vào doanh nghệp là việc các thành viên góp vốn, cổ đông sáng lập nên quan tâm. Đây cũng là một trong những việc cần làm sau khi thành lập công ty. Tuỳ vào từng loại hình doanh nghiệp thực hiện việc góp vốn như sau:

  • Đối với công ty TNHH: Chủ sở hữu hoặc các thành viên phải góp vốn đầy đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày được cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
  • Đối với công ty cổ phần: Các cổ đông sáng lập sẽ có nghĩa vụ thanh toán đủ số cổ phần cam kết mua trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày doanh nghiệp được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

Tham gia và đóng tiền BHXH cho người lao động

Một doanh nghiệp có hoạt động và có nhân viên làm việc tại doanh nghiệp trên 3 tháng thì bắt buộc phải tham gia đóng bảo hiểm cho nhân viên. Chính vì thế, để đóng bảo hiểm doanh nghiệp cần làm hồ sơ đăng ký đóng bảo hiểm của doanh nghiệp. Chi tiết hồ sơ đóng BHXH cho người lao động bao gồm:

  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS ban hành kèm theo Quyết định 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020)
  • Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ-BNN (Mẫu D02-TS ban hành kèm theo Quyết định số 505/QĐ-BHXH ngày 27/03/2020).

Kết Luận

Trên đây là 10 việc cần làm sau khi thành lập công ty mà AEDIGI muốn chia sẻ cho bạn. Hy vọng, bạn sẽ có hoạt động kinh doanh thuận lợi và có thể phát triển sự nghiệp của mình sau khi thành lập công ty. Để được tư vấn trực tiếp doanh nghiệp mới thành lập cần làm gì, bạn có thể liên hệ dịch vụ thành lập công ty của chúng tôi. Cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết này, chúc bạn một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc nhé!

Bạn có thể xem thêm: 



source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/10-viec-can-lam-sau-khi-thanh-lap-cong-ty/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TOP 10 concept chụp ảnh chân dung đẹp nhất 2023

Bạn đang muốn tìm cho mình một concept chụp ảnh chân dung phù hợp với tính cách của mình? Bạn chưa biết nên chọn phong cách nào để tạo nên d...