Thứ Hai, 18 tháng 4, 2022

Có nên thành lập công ty riêng không? 5 lưu ý khi thành lập công ty

Hiện nay, với xu thể mở rộng thị trường, nhiều chủ doanh nghiệp mới đã bắt đầu khởi nghiệp bằng cách thành lập một công ty cho riêng mình. Đây được coi là một bước tiến để thực hiện hoá ước mơ làm giàu của mình. Việc mở một công ty không phải là điều dễ dàng và câu hỏi được đặt ra ở đây là “Có nên thành lập công ty riêng không?”, bạn nghĩ sao về vấn đề này? Trong bài viết này AEDIGI sẽ trả lời câu hỏi trên và đưa ra những lưu ý khi thành lập công ty. Hãy cùng theo dõi bài viết này nhé! 

Thành lập công ty là gì?

thành lập công ty là gì

Thành lập công ty là quá trình được chuẩn bị đầy đủ những vấn đề, điều kiện kinh doanh để thành lập tổ chức kinh tế. Đây được xem là một thủ tục pháp lý được chủ doanh nghiệp tiến hành tại các cơ quan quản lý, cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để thành lập được công bạn phải chuẩn bị sẵn sàng những vấn đề liên quan như tên, địa chỉ trụ sở, máy móc, thiết bị, nhân sự… Bạn phải hoàn thành các hồ sơ thủ tục theo đụng pháp luật của Nhà nước Việt Nam và những thủ tục này phức tạp hay đơn giản sẽ tuỳ thuộc vào từng loại hình hoạt động của công ty.

Có nên thành lập công ty riêng không?

Hiện nay, việc thành lập công ty riêng đang trở nên phổ biến. Nếu bạn có điều kiện, có vốn, có đam mê và có kinh nghiệm cùng năng lực thì đã có thể mở rộng lĩnh vực hoạt động mà mình yêu thích. Vậy có nên thành lập công ty riêng không? Dưới đây là những lý do khiến bạn muốn bắt tay vào việc mở công ty ngay lập tức:

Lợi ích về hoạt động kinh doanh 

Thành lập công ty riêng được xem là bước ngoặc lớn trong quá trình kinh doanh. Việc thành lập một công ty để kinh doanh có thể giúp các mặt hàng, sản phẩm, dịch vụ của bạn được nhiều người biết đến, tin tưởng và sử dụng nó. Điều này có thể mang lại được nhiều lợi nhuận cho doanh nghiệp của bạn. Có thể thấy, bạn có thể tự tìm cơ hội kiếm được thu nhập dựa trên kinh nghiệm, kỹ năng kinh doanh của bạn khác với việc làm cho một công ty nơi thu nhập của bạn có thể bị giới hạn bởi cơ cấu lương hoặc đánh giá hiệu suất làm việc bởi cấp trên.

Lợi ích về mặt pháp lý 

lợi ích về mặt pháp lý

Các loại hình doanh nghiệp khi đã thông báo với nhà nước thì đều được pháp luật công nhận và bảo hộ. Pháp luật có xây dựng những quy định pháp lý giúp hoạt động công ty trở nên rõ ràng, minh bạch và đáng tin cậy hơn. Ngoài ra, khi bạn tự thành lập công ty riêng thì bạn sẽ nhận được những lợi ích cũng như quyền và nghĩa vụ được pháp luật quy định một cách rõ ràng. Điều này, tránh cho những rắc rối tranh chấp không đáng có và giúp cho các giao dịch thực tế trở nên hợp pháp hơn.

Lợi ích về mục tiêu kinh doanh 

Nếu bạn kinh doanh theo dạng cá nhân thì bạn không thể thực hiện được việc kinh doanh nhiều ngành nghề. Trái lại, khi bạn tạo lập nên một doanh nghiệp cho riêng mình thì bạn có thể kinh doanh các ngành nghề khác nhau chỉ cần đăng ký với cơ quan nhà nước. Thành lập doanh nghiệp chính là một trong những điều kiện bắt buộc của nhiều loại ngành nghề kinh doanh siêu lợi nhuận hoặc các ngành nghề đặc thù.

Dễ dàng huy động vốn 

dễ huy động vốn

Khi bạn thành lập công ty cho riêng mình thì việc huy động vốn sẽ dễ dàng hơn. Các cá nhân cùng muốn kinh doanh có thể dễ dàng tiến hành góp vốn hoặc các cá nhân cũng có thể góp vốn cùng các doanh nghiệp khác để thành lập một doanh nghiệp hoặc cũng có thể góp vốn vào một doanh nghiệp đang tồn tại. Việc góp vốn vào doanh nghiệp sẽ được cơ quan nhà nước chứng nhận và đảm bảo các quyền và nghĩa vụ.

Theo đuổi niềm đam mê

Bạn là người có đam mê, lý tưởng? Nếu vậy thì việc thành lập công ty cho riêng mình là hành động đúng đắn. Việc bắt đầu kinh doanh riêng cho phép bạn kiếm sống đồng thời theo đuổi được niềm đam mê mạnh mẽ của mình. Bằng cách sử dụng những đam mê của mình, bạn có thể tự tạo riêng cho mình một cơ sở kinh doanh riêng. Khi làm việc với đam mê thì chắc chắn bạn có thể dẫn đến một cuộc sống hạnh phúc và đủ đầy hơn.

Những lưu ý khi thành lập công ty riêng

Để khởi nghiệp thành công với công ty riêng thì các chủ doanh nghiệp mới cần chú ý đến những điều dưới đây, nhằm tránh những rắc rối không đáng có.

Xác định thành viên, cổ đông góp vốn hay tự đầu tư

Xác định thành viên, cổ đông góp vốn hay tự đầu tư

Việc lựa chọn những thành viên, cổ đông góp vốn hay tự đầu tư là yếu tố quan trọng mang tính quyết định đến việc công ty đó có vững mạnh và phát triển hay không. Nếu bạn có thể chọn cho mình một đối tác hợp ý và đồng quan điểm với nhau thì phát triển công ty lớn mạnh chỉ là vấn đề về thời gian. Trái ngược lại nếu như chọn nhầm đối tác góp vốn thì rất có thể sẽ dẫn đến chiều hướng xấu là giải thể công ty. Chính vì thế, khi muốn thành lập công ty riêng thì cần phải xem xét thật kỹ đối tượng mà mình sẽ hợp tác nhằm tránh những rủi ro có thể xảy ra cho sau này.

Lựa chọn loại hình doanh nghiệp

Để có thể đăng ký thành lập công ty riêng với nhà nước thì bạn cần phải biết rõ ngành nghề mà mình sẽ kinh doanh và loại hình doanh nghiệp của công ty. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp có thể chuyển đổi loại hình doanh nghiệp nếu khi hoạt động kinh doanh cảm thấy lĩnh vực đó không hiệu quả và muốn chuyển đổi sang loại hình khác. Dưới đây là các loại hình doanh nghiệp thường gặp:

  • Công ty TNHH một thành viên: Do 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức làm chủ (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
  • Công ty TNHH hai thành viên trở lên: Có từ 2 đến không quá 50 thành viên góp vốn, thành viên có thể là cá nhân/tổ chức (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
  • Công ty cổ phần: Có từ 3 cá nhân hoặc tổ chức trở lên và không hạn chế số lượng cổ đông (có thể thuê, mướn đại diện pháp luật)
  • Doanh nghiệp tư nhân: Do 1 cá nhân làm chủ, chịu trách nhiệm vô hạn bằng chính tài sản cá nhân (Loại hình này rất ít người lựa chọn do tính rủi ro về mặt pháp lý cao)

Chọn địa điểm đặt trụ sở công ty 

Khi lựa chọn nơi đặt trụ sở cho công ty thì cần chọn những địa điểm rõ ràng, chính xác về số nhà, tên đường phố, huyện/ quận/ thành phố thuộc tỉnh/ thị xã và tỉnh/ thành phố trực thuộc Trung Ương. Điều này nhằm tránh gây nhầm lẫn cho khách hàng hay đối tác của bạn.

Đặc biệt, địa điểm làm trụ sở cần có đầy đủ giấy phép kinh doanh, giấy phép xây dựng. Trong trường hợp nếu bạn thuê văn phòng hay căn hộ kinh doanh thì cần phải kiểm tra xem giấy tờ của văn phòng đó có chức năng thương mại và kinh doanh được không trước khi có ý định tiến hành thuê.

Đặt tên cho công ty 

đặt tên cho công ty

Tên là một trong những yếu tố quan trọng trong việc thành lập công ty riêng. Bởi vì đây được xem như là thứ để nhận dạng được thương hiệu và nhận biết công ty. Vì vậy, việc đặt tên công ty sẽ rất quan trọng, nên bạn cần lưu ý về vấn đề này thật kỹ. Tên công ty cần là tên riêng, không được trùng khớp với các tên của những công ty, doanh nghiệp khác. Tên phải được đặt theo bảng chữ cái hệ La – tinh. Ngoài ra, khi đặt tên cần tránh gây ra những nhầm lẫn cũng như những tên mang ý nghĩa trái với thuần phong mỹ tục.

Chuẩn bị giấy tờ thành lập công ty

Để thành lập công ty thuận lợi và nhanh chóng, bạn cần chuẩn bị những giấy tờ cần thiết như 04 bản sao y công chứng không quá 03 tháng của CMND/ Hộ Chiếu/ Căn cước công dân của tất cả các thành viên góp vốn/ cổ đông sáng lập/ người đại diện pháp luật; Giấy đề nghị hiệu đính thông tin đăng ký doanh nghiệp; Văn bản ủy quyền người nộp hồ sơ trong trường hợp bạn không thể đi đến cơ quan nộp. Các giấy tờ thủ tục để thành lập công ty cần phải rõ ràng và đúng pháp lý nhằm tránh những rắc rối không đáng có. Vì giấy tờ pháp lý có nhiều thủ tục khó hiểu và rắc rối nên nhiều chủ doanh nghiệp đã nhờ đến dịch vụ thành lập công ty để có thể hoàn thành việc thành lập công ty nhanh hơn.

>>>>>>> Xem thêm: Những điều cần biết khi thành lập công ty

Kết Luận

Khi đọc xong bài viết này, liệu bạn có còn băn khoăn về việc “Có nên thành lập công ty riêng” nữa không? Hy vọng, với những thông tin mà AEDIGI đã chia sẻ có thể giúp được một phần nào đó để bạn có thể tìm ra được định hướng của mình nhanh chóng và đúng đắn hơn. Cám ơn bạn đọc đã tham khảo bài viết này, chúc bạn có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc nhé!



source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/co-nen-thanh-lap-cong-ty-khong/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TOP 10 concept chụp ảnh chân dung đẹp nhất 2023

Bạn đang muốn tìm cho mình một concept chụp ảnh chân dung phù hợp với tính cách của mình? Bạn chưa biết nên chọn phong cách nào để tạo nên d...