Bạn vừa mới starup và muốn khởi nghiệp bằng cách tự tạo lập cho riêng mình một cơ sở kinh doanh riêng. Nhưng bạn lại không biết hồ sơ pháp lý thành lập công ty cần bao gồm những gì? Trong bài viết này, AEDIGI sẽ chia sẻ cho bạn biết những thông tin về hồ sơ pháp lý thành lập công ty và nhưng quy trình, thủ tục thành lập công ty trong năm 2022. Cùng theo dõi bài viết này nhé!
Hồ sơ pháp lý thành lập công ty là gì?
Hồ sơ pháp lý thành lập công ty bao gồm các biểu mẫu được điền đầy đủ thông tin và các giấy tờ tài liệu được chứng thực theo quy định pháp luật để nộp khi đăng ký thành lập doanh nghiệp. Hiện nay, trong năm 2022 này, các hồ sơ pháp lý thành lập công ty đều được hướng dẫn và công bố đầy đủ trên website thông tin đăng ký doanh nghiệp hoặc website các công ty tư vấn luật. Tuy nhiên, các thủ tục trong thành lập doanh nghiệp không hề dễ dàng và bạn cần phải có sự hiểu biết về thông tin, quy định của pháp luật. Do đó, rất nhiều chủ doanh nghiệp đã tin cậy vào dịch vụ thành lập công ty nhằm thúc đẩy việc hoàn thành hồ sơ một cách nhanh chóng và ít rủi ro về mặt pháp luật.
Thông thường mỗi loại hình doanh nghiệp khác nhau sẽ có những quy định biểu mẫu cũng như các thủ tục khác nhau. Khi chuẩn bị hồ sơ pháp lý thành lập công ty, bạn phải trang bị đầy đủ sự hiểu biết về những thông tin liên quan đến pháp luật nhằm thực hiện việc đăng ký thành lập doanh nghiệp một cách chính xác nhất, tránh những rủi ro về sau.
Hồ sơ pháp lý thành lập công ty bao gồm những gì?
Theo Luật Doanh nghiệp 2020 thì hồ sơ pháp lý thành lập công ty đối với 4 loại hình doanh nghiệp: doanh nghiệp tư nhân, công ty hợp danh, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần được quy định như sau:
Hồ sơ pháp lý thành lập doanh nghiệp tư nhân
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ doanh nghiệp tư nhân
Hồ sơ pháp lý thành lập công ty hợp danh
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định
- Điều lệ công ty
- Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân hợp pháp của mỗi thành viên
- Bản sao giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư
- Danh sách thành viên công ty hợp danh thống nhất theo mẫu I-9 của cơ quan nhà nước ban hành
Hồ sơ pháp lý thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với thành viên là cá nhân, người đại diện theo pháp luật
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên là tổ chức và văn bản của người đại diện theo uỷ quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo uỷ quyền của thành viên là tổ chức. Đối với các thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hoá lãnh sự.
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư.
Hồ sơ pháp lý thành lập công ty cổ phần
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp theo mẫu thống nhất do cơ quan đăng ký kinh doanh có thẩm quyền quy định
- Điều lệ công ty
- Danh sách thành viên
- Bản sao các giấy tờ sau:
+ Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân, người đại diện theo pháp luật
+ Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với cổ đông là tổ chức và văn bản của người đại diện theo uỷ quyền; giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo uỷ quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hoá lãnh sự
+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư
Quy trình, thủ tục thành lập công ty 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
*Hồ sơ pháp lý thành lập công ty theo hướng dẫn tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Tất cả hồ sơ của các loại doanh nghiệp sẽ được chuẩn bị theo như mục II phía trên
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp
Luật Doanh nghiệp 2020 đã có những quy định trong phương thức gửi hồ sơ đăng ký doanh nghiệp để người thành lập, người được uỷ quyền có thể lựa chọn một phương thức thuận tiện nhất cho mình. Người thành lập doanh nghiệp hoặc người được uỷ quyền thực hiện đăng ký doanh nghiệp cần nộp 01 bộ hồ sơ đăng ký doanh nghiệp cho cơ quan đăng ký kinh doanh thông qua một trong các phương thức sau đây:
- Nộp trực tiếp tại cơ quan đăng ký kinh doanh
- Nộp qua dịch vụ bưu chính
- Nộp qua mạng thông tin điện tử
Sau khi tiếp nhận hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, Phòng đăng ký kinh doanh sẽ trao giấy biên nhận về việc nhận hồ sơ cho người nộp hồ sơ. Thời gian xử lý hồ sơ sẽ là 03 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ.
Bước 3: Khắc con dấu của doanh nghiệp
Doanh nghiệp có thể đăng ký khắc con dấu tại nơi nộp hồ sơ. Khi đã có con dấu thì cần thông báo mẫu dấu lên cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.
Bước 4: Trả kết quả hồ sơ
Sau khi xem xét hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ trả kết quả cho doanh nghiệp
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ tiến hành cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cơ quan đăng ký kinh doanh phải thông báo bằng văn bản nội dung cần sửa đổi, bổ sung cho người thành lập doanh nghiệp
- Trường hợp từ chối đăng ký doanh nghiệp thì phải thông báo bằng văn bản cho người thành lập doanh nghiệp và nêu rõ lý do.
Kết Luận
Hồ sơ pháp lý thành lập công ty là một trong những yếu tố quan trọng trong việc tạo lập nên một doanh nghiệp mới của các chủ đầu tư muốn khởi nghiệp. Hy vọng, qua những chia sẻ của AEDIGI các bạn có thể tiến hành thành lập công ty một cách thuận lợi và nhanh chóng. Cám ơn quý độc giả đã đọc bài viết này, chúc bạn một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc.
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/ho-so-phap-ly-thanh-lap-cong-ty-bao-gom-nhung-gi/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét