Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022

Hướng dẫn thành lập công ty nông nghiệp mới nhất 2022

Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, nằm trong những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít chủ đầu tư quan tâm về lĩnh vực kinh doanh này. Do vậy, Chính Phủ đã đưa ra những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như về đất đai, chinh sách nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Dưới đây là hướng dẫn thành lập công ty nông nghiệp mới nhất 2022 mà AEDIGI muốn chia sẻ đến bạn. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!

Thành lập công ty nông nghiệp cần chuẩn bị gì?

Thành lập công ty nông nghiệp không phải là một vấn đề dễ dàng. Để có thể thành lập công ty thành công các chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều sau đây:

Chọn loại hình công ty

Khi thành lập công ty nông nghiệp cần chuẩn bị những gì

Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp sẽ được chọn các loại hình kinh doanh khác nhau. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, mục đich thành lập công ty mà sẽ chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp nhất. Các loại hình doanh nghiệp thường được nhiều người chọn lựa nhất gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.

Tên doanh nghiệp

Tên công ty phải bảo đảm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Phần tên riêng này được viết bằng các chữ cái có trong bảng tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W cùng các ký hiệu. Tên doanh nghiệp cần được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó, Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch hoặc hồ sơ tài liệu, ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.

Bên cạnh đó, khi thành lập công ty nông nghiệp thì cái tên cần phải tránh trùng với những công ty khác cũng như tránh gây nhầm lẫn về ý đồ của tên. Các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu tại đây để tránh việc bị trùng tên với các công ty khác đã đăng ký tên trước đó.

>>>> Xem thêm: TOP 10 nguyên tắc đặt tên công ty hay và ý nghĩa

Trụ sở của công ty

Trụ sở công ty

Khi thành lập công ty nông nghiệp thì cần phải chú ý đến địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp. Địa chỉ cần phải nằm trong lãnh thổ của Việt Nam và có thể xác định được số nhà, đường, thôn, xã, huyện, quận, thành phố, tỉnh. Ngoài ra, trụ sở của công ty không được sử dụng chung cư, khu tập thể trừ trường hợp chung cư hay khu tập thể đó được xây dựng với mục địch cho thuê văn phòng.

Về ngành nghề kinh doanh

Đây là vấn đề mà các chủ doanh nghiệp thường bị nhầm lẫn bởi những mã số khác nhau. Nếu trong giấy đề nghị thành lập công ty nông nghiệp ghi sai mã ngành thì chắc chắn hồ sơ đó sẽ bị cơ quan thẩm quyền trả lại và không giải quyết. Vậy nên, cần phải chú ý đến ngành nghề kinh doanh một cách chính xác nhất. Dưới đây là mã ngành nghề nông nghiệp:

STT Tên ngành Mã ngành
1 Trồng lúa 0111
2 Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác 0112
3 Trồng cây lấy củ có chất bột 0113
4 Trồng cây mía 0114
5 Trồng cây thuốc lá, thuốc lào 0115
6 Trồng cây lấy sợi 0116
7 Trồng cây có hạt chứa dầu 0117
8 Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh 0118
9 Trồng cây hàng năm khác 0119
10 Trồng cây ăn quả 0121
11 Trồng cây lấy quả chứa dầu 0122
12 Trồng cây điều 0123
13 Trồng cây hồ tiêu 0124
14 Trồng cây cao su 0125
15 Trồng cây cà phê 0126
16 Trồng cây chè 0127
17 Trồng cây gia vị, cây dược liệu 0128
18 Trồng cây lâu năm khác 0129
19 Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp 0130
20 Hoạt động dịch vụ trồng trọt 0161
21 Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch 0163
22 Xử lý hạt giống để nhân giống 0164

Mức vốn điều lệ

Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, thì các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải có vốn điều lệ. Với những ngành nghề này, chủ doanh nghiệp có thể tự đưa ra mức vốn điều lệ cho công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên cân nhắc về ngân sách của mình để có thể điều chỉnh mức vốn điều lệ phù hợp nhất.

>>>> Xem thêm: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Bạn đã biết

Các bước để thành lập công ty nông nghiệp

Bước 1: Cần chuẩn bị các thông tin như mục trên đã đưa ra

Bước 2: Soạn thảo hồ sơ

  • Chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
  • Điều lệ dự thảo cảu công ty
  • Danh sách các thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu thành lập công ty nông nghiệp TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
  • Bản sao chứng thực của các loại giấy tờ bao gốm: Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo những giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc quyết định của người ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
  • Quyết định góp vốn đối với thành viên là các tổ chức

>>>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?

Bước 3: Nộp hồ sơ

  • Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nông nghiệp sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở công ty.
  • Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ sẽ là 3 – 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản về để doanh nghiệp sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Trong những trường hợp này thì thời gian thành lập công ty nông nghiệp sẽ bị kéo dài theo.

Bước 4: Nhận kết quả

  • Khi đăng ký thành lập công ty thành công thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty. Và doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục khắc dấu và công bố nội dung đăng ký của doanh nghiệp.

Các bước thành lập công ty nông nghiệp

Trên đây là những thông tin về việc thành lập công ty nông nghiệp mà có thể các nhà đầu tư muốn biết. Lĩnh vực nông nghiệp đang trên đà phát triển, chính vì thế nếu đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi còn có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Nếu bạn quyết định thành lập công ty nông nghiệp thì hãy liên hệ đến AEDIGI để được tư vấn ngay nhé!



source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/huong-dan-thanh-lap-cong-ty-nong-nghiep-moi-nhat-2022/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

TOP 10 concept chụp ảnh chân dung đẹp nhất 2023

Bạn đang muốn tìm cho mình một concept chụp ảnh chân dung phù hợp với tính cách của mình? Bạn chưa biết nên chọn phong cách nào để tạo nên d...