Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế, rất nhiều cá nhân hay doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để có thể thành lập công ty với số vốn đầu tư ngoại tệ thì cần phải tuân thủ một số quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Vậy công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ra sao? Hãy cùng AEDIGI tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Luật Đầu tư 2020, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Đây là một loại hình tổ chức kinh tế đặc biệt với một phần hoặc toàn bộ vốn góp là của nhà đầu tư nước ngoài. Công ty sẽ được thành lập và hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam và một số công ước, luật pháp quốc tế.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư gồm góp vốn thành lập và mua vốn góp.
Ai có quyền được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Căn cứ theo Luật đang hiện hành quy định, các trường hợp dưới đây có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp bao gồm:
(1) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình.
- Các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; các sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an Nhân dân Việt Nam trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại Doanh nghiệp.
- Cán bộ lãnh đaọ, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tủ, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất đinh, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu thì người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
(2) Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trừ những trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dấn sử dụng tài sản nhà nước góp vồn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, công ty của mình
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật về cán bộ, công chức
(3) Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định pháp luật về ngân sách nhà nước
- Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ
Lợi ích của việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế Châu Á phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng GDP cao
- Công ty tại Việt Nam sẽ được đầu tư các công nghệ kỹ thuật mới và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty nước ngoài này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm
- Khi bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào công ty Việt Nam thì đều phải đóng thuế suất đối với hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, việc thu được nguồn thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài là một nguồn ngân sách rất quan trọng, nó chiếm phần lớn trong việc phát triển các dòng tiền và nền kinh tế tại Việt Nam.
- Việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn giúp tạo điều kiện việc làm cho người lao động Việt. Bên cạnh tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho đất nước thì đồng thời còn có thể thu hút FDI.
- Việt Nam có một chính phủ và cơ cấu xã hội ổn đinh. Đây là một địa điểm lý tưởng để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam.
Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Để có thể thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hoàn tất các thông tin của công ty. Trước khi đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì công ty cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục như điều lệ, phụ lục, địa chỉ hoạt động, tên công ty, loại hình công ty, vốn điều lệ…
Bước 2: Đăng ký đầu tư cho doanh nhân nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài cần làm hồ sơ xin giấy phép đầu tư để nộp tại cơ quan quản lý đầu tư.
Bước 3: Chủ đầu tư thành lập công ty tại Việt nam cần thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp và tiến hành việc xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp và hoàn thiện thủ tục sau thành lập
Bước 5: Hoàn tất các điều kiện và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
Trên đây là một số lưu ý về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà có thể bạn muốn biết. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn hoàn thành việc thành lập công ty hơn. Cám ơn bạn đã đọc bài viết này, chúc bạn có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc nhé!
>>> Bạn có thể muốn xem:
- Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Bạn đã biết
- Thời gian để thành lập công ty mất bao lâu?
- Có nên thành lập công ty riêng không? 5 lưu ý khi thành lập công ty
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/thanh-lap-cong-ty-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét