Cho dù bạn sử dụng nền tảng nào để thiết kế website thương mại điện tử, bạn nên nắm các xu hướng thiết kế website thương mại điện tử trong năm 2020 nhằm tối ưu cho website bán hàng của cá nhân hay công ty bạn và nâng cao hiệu quả. Với sự bùng nổ của thương mại điện tử trong những năm vừa qua với sự góp phần của các doanh nghiệp từ nhỏ, rất nhỏ đến các doanh nghiệp lớn.
Muốn khách hàng quan tâm đến sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn, cá nhân hoặc công ty của bạn cần có một sản phẩm hoặc dịch vụ xuất sắc để tỏ ra nổi bật trong tình hình thì trường đông đúc hiện nay. Dù bạn thiết kế website đẹp và ấn tượng như thế nào cũng không hiệu quả nếu khách hàng không quan tâm đến sản phẩm và dịch vụ của bạn.
Sau đó, cách giới thiệu sản phẩm tới khách hàng cũng là yếu tố bạn phải quan tâm. Xu hướng thiết kế website thay đổi qua các năm, và các bạn sẽ cần đảm bảo răng website thương mại điện tử của bạn bắt kịp xu hướng và có giao diện thân thiện và đơn giản với người dùng nhất. Để làm được điều này bạn cần liên tục theo dõi và giám sát trang website thương mại điện tử của mình, từ các tương tác người dùng và tỷ lệ chuyển đổi doanh số.
Có 2 cách để xây dựng website thương mại điện tử phổ biến là: thuê nhân viên thiết kế và xây dựng web hoặc dùng dịch vụ thiết kế của doanh nghiệp hoặc các freelancer khác. Hai cách đều có các ưu điểm và nhược điểm riêng. Nhân viên thiết kế web riêng sẽ giúp bạn chủ động nhiều hơn nhưng chi phí sẽ cao hơn. Trong khi sử dụng các dịch vụ thiết kế website của doanh nghiệp chi phí sẽ thấp hơn nhưng bạn sẽ ít chủ động hơn.
Cho dù bạn sử dụng phương án nào để xây dựng website thì bạn nên nắm các xu hướng thiết kế website thương mại điện tử 2020 dưới đây:
1. Hãy kể chuyện đúng cách
Một trong các yếu tố chính của website tốt là nói lên được thương hiệu công ty đó. Giúp khách hàng nhận diện và khác so với các công ty khác. Vì vậy bạn nên biết cách kể chuyện hiệu quả.
Có rất nhiều trang TMĐT cố gắng kể về câu chuyển phát triển thương hiệu của mình ở phần chính website nhưng họ quên rằng sản phẩm và dịch vụ là lý do quan trọng nhất đưa khách hàng đến với trang thương mại điện tử của bạn. Vì vậy, bạn có thể kể câu chuyện và phát triển về thương hiệu nhưng phải không được bỏ quên sự hiện diện của sản phẩm dịch vụ và tính năng giúp khách hàng tương tác thuận tiện với sản phẩm, dịch vụ quan trọng hơn là giúp họ dễ dàng đọc được câu chuyện về nhà sáng lập hay lịch sử hình thành công ty.
Greenberg lưu ý rằng các nhà kinh doanh cần kể câu chuyện của công ty với một mục đích rõ ràng, với giao diện trình bày đơn giản và tin rằng các khách hàng thực sự quan tâm đến doanh nghiệp sẽ dành thời gian để đọc các thông tin này.
“Tôi nhận thấy những website xuất sắc thường thiết kế các trang chuyên mục chính theo hướng đơn giản và gọn gàng. Những khách hàng muốn đọc toàn bộ thông tin về công ty sẽ cần phải click tiếp đến các trang con cấp hai, ba… của website”, Greenberg chia sẻ.
Mặt khác, Justin Shaw – Sáng lập của công ty digital marketing One & ZeroThere, cho biết vẫn có cách để doanh nghiệp kể chuyện nhanh chóng, hiệu quả mà không làm ảnh hưởng đến trải nghiệm mua sắm của khách hàng. Justin Shaw cho rằng các doanh nghiệp TMĐT nên kết nối thương hiệu của họ với khách hàng để trở nên nổi bật trên thị trường.
“Khi một người truy cập bất kỳ mở ra website của bạn, họ cần được biết ngay “bạn là ai” thông qua phần giới thiệu ngắn gọn đặt ở đầu trang chủ, trước khi họ kéo chuột xuống để đọc thêm các thông tin khác về sản phẩm”, Justin Shaw chia sẻ.
2. Ưu tiên các thiết kế thân thiện với điện thoại di động
80% người dùng truy cập internet qua điện thoại thông minh. Doanh số bán hàng qua điện thoại di động dự đoán sẽ chiếm 27% doanh số bán lẻ của thị trường TMĐT tại Mỹ vào cuối năm 2019. Và khả năng rất cao là khách hàng sẽ dùng điện thoại di động trong lần đầu tiên truy cập website của bạn.
Vì vậy, bạn cần tối ưu hóa giao diện website trên phiên bản điện thoại di động, nhằm tạo ra trải nghiệm tương tác tương đương khi truy cập trên màn hình máy vi tính. Shaw phân tích rằng dù khách hàng tương tác với website của bạn bằng điện thoại di động, song họ sẽ chỉ tiến hành thanh toán khi truy cập lại trên máy tính để bàn hoặc laptop.
Vì vậy, website của bạn cần có cấu trúc tự điều chỉnh kích thước các nội dung thiết kế tùy theo kích thước màn hình truy cập của người dùng. Điều này sẽ giúp khách hàng không nhận ra sự khác biệt quá lớn khi chuyển đổi giữa các màn hình truy cập.
Về lâu dài, các phương thức thanh toán trên điện thoại thông minh sẽ dần trở nên phổ biến hơn. Vì vậy, nếu bạn có đủ tiềm lực tài chính, hãy tối ưu hóa cả hai phiên bản website trên laptop lẫn điện thoại di động. Điều này đồng nghĩa bạn sẽ tạo ra hai thiết kế UX riêng cho người truy cập.
Với những doanh nghiệp vừa và nhỏ có ngân sách còn hạn chế, hãy dùng responsive design (Thiết kế website có thể đáp ứng với mọi thiết bị truy cập). “Thiết kế này sẽ tự động điều chỉnh giao diện của website chính phù hợp với giao diện của các thiết bị truy cập như máy tính bảng, điện thoại di động, laptop…”, Justin Shaw tư vấn.
3. Thiết kế tối giản
Một thiết kế đơn giản, tiện dụng có thể giúp gia tăng sự gắn kết với khách hàng và thúc đẩy doanh số bán hàng. Sử dụng hiệu quả các khoảng trắng, thiết kế website có ít trang chuyên mục, và dùng nhiều hình ảnh minh họa là ba cách bạn có thể dùng để đơn giản hóa thiết kế website. Tránh dùng những tiêu đề có font chữ dày, kích thước lớn lẫn những tính năng không cần thiết gây khó khăn cho người truy cập.
“Phong cách thiết kế tối giản có khả năng mang đến trải nghiệm hiệu quả và hứng thú nơi khách hàng là điều vô cùng quan trọng”, Shaw nói, “Bạn cần tránh bổ sung quá nhiều hiệu ứng thiết kế lẫn các tính năng không cần thiết, vì điều này sẽ gây khó khăn cho người truy cập”.
Kết quả cuối cùng cần đạt được là biến website TMĐT trở thành nhân viên bán hàng làm việc 24/7 cho công ty của bạn.
Các nhà thiết kế website đồng ý rằng mọi yếu tố thiết kế lẫn tính năng website đều phải có mục đích cụ thể khi sử dụng. Ví dụ điển hình là tính năng live chat và pop-up trên website. Greenberg nhận định các tính năng này đều cần thiết để giúp tạo ra sự kết nối giữa website và người truy cập. Tuy nhiên, nếu sau một thời gian vận hành, người truy cập không có nhu cầu sử dụng hai tính năng này thì bạn cần loại bỏ chúng đi, nhằm tránh gây xao nhãng cho người truy cập.
“Nếu bạn có một đội ngũ túc trực để tương tác liên tục với khách hàng thì live chat sẽ phát huy được hiệu quả của nó. Song tôi đã từng thấy rất nhiều website không có được đội ngũ này, lẫn không có nhiều khách hàng liên lạc với doanh nghiệp qua live chat. Khi đó, tính năng này chỉ làm lãng phí không gian website của họ”, Greenberg cho biết.
4. Tránh dùng hình minh họa bán sẵn
Sử dụng hình ảnh là cách tuyệt vời để giao tiếp với khách hàng và giúp họ cảm nhận được phong cách của thương hiệu công ty. Tuy nhiên, tương tự như khi kể chuyện thương hiệu, doanh nghiệp cần chọn lọc kỹ các hình ảnh sử dụng. Theo Salamunovic, chủ doanh nghiệp nên dùng hình ảnh kinh doanh thực tế trên website của mình.
“Hãy tránh dùng các hình minh họa miễn phí hoặc bán sẵn trên mạng. Thay vào đó, dùng những hình ảnh hoạt động thực tế của doanh nghiệp được chụp với chất lượng cao sẽ giúp trang TMĐT của bạn tạo dựng niềm tin nơi khách hàng”, Salamunovic nhấn mạnh.
5. Chỉ đăng tải những nội dung xuất sắc
Một trong những cách tốt nhất để một trang TMĐT nổi bật trên thị trường chính là nội dung của trang. Nếu sản phẩm, dịch vụ là tâm điểm trên website TMĐT của bạn thì hãy sản xuất những nội dung có thể thu hút khách hàng trực tiếp tìm đến sản phẩm, dịch vụ đó. Các nội dung này có thể trình bày với đa dạng hình thức như bài blog, các post trên mạng xã hội lẫn hình ảnh, video…
Điều quan trọng là bạn chỉ nên đầu tư để tạo ra và đăng tải những nội dung có chất lượng cao. Đừng quá tập trung vào những nội dung thuần giới thiệu về doanh nghiệp hoặc mang nặng tính kêu gọi khách hàng mua sản phẩm, sử dụng dịch vụ.
Theo Greenberg, bạn đừng nên chỉ tạo ra một trang blog giới thiệu về công ty, mức độ thành công của doanh nghiệp…mà hãy tạo ra đa dạng hoạt động tương tác, đặt ở nhiều kênh khác nhau nhằm thu hút khách hàng kết nối với thương hiệu của bạn.
“Tôi nghĩ rằng ngày nay, mỗi khách hàng sẽ truy cập nhiều website khác nhau cùng một lúc, vì vậy điều họ muốn là mỗi thông tin đọc thấy phải liên quan đến nhu cầu của bản thân. Nếu bạn quyết định tạo blog thì hãy viết nên những điều mà khách hàng muốn đọc”, theo Greenberg.
Kết
Những trang TMĐT tốt nhất hiện nay đều có thiết kế tối giản với mỗi tính năng thêm vào đều phải phục vụ một mục đích cụ thể. Khi xây dựng trang TMĐT của riêng mình, bạn có thể tham khảo trang TheBestDesigns.com, nơi tổng hợp những website thiết kế hàng đầu hiện nay.
Khi phân tích các trang thiết kế xuất sắc trên, điều quan trọng là bạn đừng nên sao chép tất cả những điều họ đang làm, đặc biệt là website của đối thủ.
“Đừng mãi xem website của đối thủ cả ngày. Cảm hứng thiết kế của bạn nên đến từ chính nhu cầu của nhóm khách hàng cụ thể, hoặc những công ty thành công nổi bật trên thị trường. Bạn có thể vay mượn ý tưởng từ các trường hợp thành công, nhưng đừng chỉ sao chép nguyên bản vì nếu không, bạn sẽ mãi chỉ là bản sao của một doanh nghiệp khác trong mắt của khách hàng”, Salamunovic khuyên.
Theo Cafebiz.vn
Bài viết Top 4 xu hướng thiết kế website thương mại điện tử năm 2020 đã xuất hiện đầu tiên vào ngày AEDIGI.
source https://aedigi.com/top-4-xu-huong-thiet-ke-website-thuong-mai-dien-tu-nam-2020/