AEDigi đơn vị với dịch vụ chính thiết kế website tại Huế chuẩn kỹ thuật Google SEO, các giải pháp Marketing đa kênh, tối ưu quảng cáo Google Ads và SEO tổng thể
Thứ Hai, 30 tháng 5, 2022
Ưu và nhược điểm khi thành lập công ty cổ phần là gì?
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/cong-ty-co-phan/uu-nhuoc-diem-khi-thanh-lap-cong-ty-co-phan-la-gi/
Hướng dẫn soạn thảo hồ sơ thành lập công ty TNHH mới nhất 2022
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/cong-ty-tnhh/huong-dan-soan-thao-ho-so-thanh-lap-cong-ty-tnhh-moi-nhat-2022/
Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2022
Thủ tục thành lập công ty TNHH 1 thành viên mới nhất 2022 – Bạn đã biết?
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/cong-ty-tnhh/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-tnhh-1-thanh-vien-moi-nhat-2022-ban-da-biet/
04 Loại máy cơ bản trong quá trình in ấn bao bì
source https://aedigi.com/in-an/in-bao-bi/04-loai-may-co-ban-trong-quy-trinh-in-an-bao-bi/
Thứ Sáu, 27 tháng 5, 2022
Thành lập công ty kinh doanh thực phẩm chức năng như thế nào?
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-thuc-pham-chuc-nang-nhu-the-nao/
Thành lập công ty trách nhiệm hữu hạn cần bao nhiêu vốn?
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/cong-ty-tnhh/thanh-lap-cong-ty-trach-nhiem-huu-han-can-bao-nhieu-von/
Những lưu ý khi thành lập công ty cổ phần năm 2022
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/cong-ty-co-phan/nhung-luu-y-khi-thanh-lap-cong-ty-co-phan-2022/
Thứ Năm, 26 tháng 5, 2022
3 Lưu ý khi in ấn bao bì mỹ phẩm có thể bạn chưa biết
source https://aedigi.com/in-an/in-bao-bi/3-luu-y-khi-in-an-bao-bi-my-pham/
Thứ Hai, 23 tháng 5, 2022
Thành lập công ty vận tải cần bao nhiêu tiền? – Mới nhất 2022
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/thanh-lap-cong-ty-van-tai-can-bao-nhieu-tien/
Thứ Bảy, 21 tháng 5, 2022
07 Lưu ý khi thiết kế và in ấn Catalogue
source https://aedigi.com/in-an/in-catalogue/nhung-luu-y-khi-thiet-ke-va-in-an-catalogue/
Thứ Sáu, 20 tháng 5, 2022
Thủ tục thành lập công ty kinh doanh mỹ phẩm 2022 – Bạn đã biết?
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/thu-tuc-thanh-lap-cong-ty-kinh-doanh-my-pham/
Thứ Năm, 19 tháng 5, 2022
Hướng dẫn thành lập công ty nông nghiệp mới nhất 2022
Việt Nam là một đất nước nông nghiệp, nằm trong những quốc gia xuất khẩu lương thực lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn khá ít chủ đầu tư quan tâm về lĩnh vực kinh doanh này. Do vậy, Chính Phủ đã đưa ra những chính sách ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp như về đất đai, chinh sách nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất. Dưới đây là hướng dẫn thành lập công ty nông nghiệp mới nhất 2022 mà AEDIGI muốn chia sẻ đến bạn. Hãy cùng theo dõi ngay nhé!
Thành lập công ty nông nghiệp cần chuẩn bị gì?
Thành lập công ty nông nghiệp không phải là một vấn đề dễ dàng. Để có thể thành lập công ty thành công các chủ doanh nghiệp cần chuẩn bị những điều sau đây:
Chọn loại hình công ty
Theo pháp luật Việt Nam, doanh nghiệp sẽ được chọn các loại hình kinh doanh khác nhau. Tùy thuộc vào từng ngành nghề, mục đich thành lập công ty mà sẽ chọn loại hình doanh nghiệp cho phù hợp nhất. Các loại hình doanh nghiệp thường được nhiều người chọn lựa nhất gồm: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần, công ty hợp danh.
Tên doanh nghiệp
Tên công ty phải bảo đảm hai thành tố là loại hình doanh nghiệp và tên riêng. Phần tên riêng này được viết bằng các chữ cái có trong bảng tiếng Việt và các chữ F, J, Z, W cùng các ký hiệu. Tên doanh nghiệp cần được gắn tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp đó, Ngoài ra, tên doanh nghiệp phải được in hoặc viết trên các giấy tờ giao dịch hoặc hồ sơ tài liệu, ấn phẩm do doanh nghiệp phát hành.
Bên cạnh đó, khi thành lập công ty nông nghiệp thì cái tên cần phải tránh trùng với những công ty khác cũng như tránh gây nhầm lẫn về ý đồ của tên. Các cá nhân, tổ chức có thể tra cứu tại đây để tránh việc bị trùng tên với các công ty khác đã đăng ký tên trước đó.
>>>> Xem thêm: TOP 10 nguyên tắc đặt tên công ty hay và ý nghĩa
Trụ sở của công ty
Khi thành lập công ty nông nghiệp thì cần phải chú ý đến địa điểm đặt trụ sở của doanh nghiệp. Địa chỉ cần phải nằm trong lãnh thổ của Việt Nam và có thể xác định được số nhà, đường, thôn, xã, huyện, quận, thành phố, tỉnh. Ngoài ra, trụ sở của công ty không được sử dụng chung cư, khu tập thể trừ trường hợp chung cư hay khu tập thể đó được xây dựng với mục địch cho thuê văn phòng.
Về ngành nghề kinh doanh
Đây là vấn đề mà các chủ doanh nghiệp thường bị nhầm lẫn bởi những mã số khác nhau. Nếu trong giấy đề nghị thành lập công ty nông nghiệp ghi sai mã ngành thì chắc chắn hồ sơ đó sẽ bị cơ quan thẩm quyền trả lại và không giải quyết. Vậy nên, cần phải chú ý đến ngành nghề kinh doanh một cách chính xác nhất. Dưới đây là mã ngành nghề nông nghiệp:
STT | Tên ngành | Mã ngành |
1 | Trồng lúa | 0111 |
2 | Trồng ngô và cây lương thực có hạt khác | 0112 |
3 | Trồng cây lấy củ có chất bột | 0113 |
4 | Trồng cây mía | 0114 |
5 | Trồng cây thuốc lá, thuốc lào | 0115 |
6 | Trồng cây lấy sợi | 0116 |
7 | Trồng cây có hạt chứa dầu | 0117 |
8 | Trồng rau, đậu các loại và trồng hoa, cây cảnh | 0118 |
9 | Trồng cây hàng năm khác | 0119 |
10 | Trồng cây ăn quả | 0121 |
11 | Trồng cây lấy quả chứa dầu | 0122 |
12 | Trồng cây điều | 0123 |
13 | Trồng cây hồ tiêu | 0124 |
14 | Trồng cây cao su | 0125 |
15 | Trồng cây cà phê | 0126 |
16 | Trồng cây chè | 0127 |
17 | Trồng cây gia vị, cây dược liệu | 0128 |
18 | Trồng cây lâu năm khác | 0129 |
19 | Nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp | 0130 |
20 | Hoạt động dịch vụ trồng trọt | 0161 |
21 | Hoạt động dịch vụ sau thu hoạch | 0163 |
22 | Xử lý hạt giống để nhân giống | 0164 |
Mức vốn điều lệ
Theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, thì các ngành thuộc lĩnh vực nông nghiệp không thuộc đối tượng bắt buộc phải có vốn điều lệ. Với những ngành nghề này, chủ doanh nghiệp có thể tự đưa ra mức vốn điều lệ cho công ty. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên cân nhắc về ngân sách của mình để có thể điều chỉnh mức vốn điều lệ phù hợp nhất.
>>>> Xem thêm: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Bạn đã biết
Các bước để thành lập công ty nông nghiệp
Bước 1: Cần chuẩn bị các thông tin như mục trên đã đưa ra
Bước 2: Soạn thảo hồ sơ
- Chuẩn bị giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
- Điều lệ dự thảo cảu công ty
- Danh sách các thành viên hoặc cổ đông công ty (nếu thành lập công ty nông nghiệp TNHH hai thành viên trở lên hoặc công ty cổ phần)
- Bản sao chứng thực của các loại giấy tờ bao gốm: Giấy chứng minh nhân dân/ Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn hiệu lực; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo những giấy tờ chứng thực cá nhân hoặc quyết định của người ủy quyền của người đại diện theo ủy quyền của tổ chức.
- Quyết định góp vốn đối với thành viên là các tổ chức
>>>> Xem thêm: Hồ sơ thành lập công ty bao gồm những gì?
Bước 3: Nộp hồ sơ
- Hồ sơ đăng ký thành lập công ty nông nghiệp sẽ được nộp tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh hoặc thành phố nơi đặt trụ sở công ty.
- Thông thường, thời gian giải quyết hồ sơ sẽ là 3 – 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Trong trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo bằng văn bản về để doanh nghiệp sửa đổi và bổ sung hồ sơ. Trong những trường hợp này thì thời gian thành lập công ty nông nghiệp sẽ bị kéo dài theo.
Bước 4: Nhận kết quả
- Khi đăng ký thành lập công ty thành công thì cơ quan tiếp nhận hồ sơ sẽ cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty. Và doanh nghiệp cần phải thực hiện các thủ tục khắc dấu và công bố nội dung đăng ký của doanh nghiệp.
Trên đây là những thông tin về việc thành lập công ty nông nghiệp mà có thể các nhà đầu tư muốn biết. Lĩnh vực nông nghiệp đang trên đà phát triển, chính vì thế nếu đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp khi còn có sự hỗ trợ từ Nhà nước. Nếu bạn quyết định thành lập công ty nông nghiệp thì hãy liên hệ đến AEDIGI để được tư vấn ngay nhé!
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/huong-dan-thanh-lap-cong-ty-nong-nghiep-moi-nhat-2022/
Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn mới nhất 2022?
Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn là một thắc mắc được rất nhiều chủ doanh nghiệp đặt ra. Khi muốn thành lập công ty cổ phần ngoài việc quan tâm đến các hồ sơ thủ tục thì vốn cũng là một vấn đề cần được chú trọng đến. Trong bài viết này, AEDIGI sẽ cung cấp cho bạn lời giải đáp.
Các loại vốn để thành lập công ty cổ phần
Trước khi tìm hiểu về vấn đề thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn thì chúng ta sẽ tìm hiểu qua 4 loại vốn thường gặp của loại hình doanh nghiệp cổ phần nhé!
Vốn điều lệ
Theo Luật Doanh nghiệp 2020, vốn điều lệ của công ty cổ phần là tổng giá trị mệnh giá cổ phần đã bán hoặc đã được đăng ký mua khi thành lập công ty. Tổng số vốn sẽ do các thành viên hoặc cổ đông góp, cam kết góp trong một thời hạn nhất định và những điều này sẽ được ghi vào điều lệ của công ty.
Số vốn điều lệ này sẽ dựa vào việc tính toán các chi phí cần thiết cho các hoạt động của công ty, các thành viên sẽ xác định và đăng ký mức vốn điều lệ. Cổ đông công ty sẽ chịu trách nhiệm với các nghĩa vụ tài sản của công ty trong phạm vi vốn điều lệ đã được đăng ký với cơ quan Nhà nước.
>>>> Xem thêm: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Bạn đã biết
Vốn pháp định
Vốn pháp định của công ty là mức vốn tối thiểu mà doanh nghiệp phải có để có thể thành lập công ty cổ phần. Mức vốn pháp định này sẽ là do pháp luật quy định. Nghĩa là tùy vào từng lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh khác nhau mà sẽ có những mức vốn pháp định khác nhau.
Cổ đông công ty sẽ phải góp vốn tối thiểu bằng vốn pháp định trong trường hợp lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của công ty có yêu cầu vốn pháp định. Đây cũng là số tiền tối thiểu để công ty cổ phần có thể thành lập theo quy định của nhà nước.
Vốn ký quỹ
Vốn ký quỹ là số vốn mà doanh nghiệp cần phải có một khoản tiền ký quỹ thực tế trong ngân hàng nhằm đảm bảo việc công ty vẫn luôn hoạt động. Ký quỹ là việc bên có nghĩa vụ gửi một khoản tiền hoặc giấy tờ có giá trị vào tài khoản tại một tổ chức tín dụng để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ của một công ty. Vì trong một số lĩnh vực, ngành nghề, pháp luật Việt Nam yêu cầu công ty cổ phần cần phải ký quỹ nhằm đảm bảo được việc thực hiện nghĩa vụ cũng như khả năng hoạt động của công ty đó.
Vốn góp nước ngoài
Vốn góp nước ngoài là phần vốn đuợc các chủ nhà đầu tư nước ngoài góp vốn vào công ty Việt Nam hoặc thành lập công ty tại Việt Nam bằng 100% vốn nước ngoài. Số vốn góp sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc nộp thuế môn bài sau khi hoàn tất các thủ tục, quy trình thành lập công ty cổ phần. Các nhà đầu tư hay thương nhân nước ngoài có thể góp vốn thành lập công ty Việt Nam theo quy định của Luật đầu tư 2014.
Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn?
Thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn? Chính là một câu hỏi được rất nhiều người thắc mắc. Câu trả lời chính là đối với từng ngành nghề kinh doanh khác nhau sẽ có những mức vốn khác nhau. Nhưng Pháp Luật Việt Nam không có bất kỳ quy định nào về số vốn cần nộp khi thành lập công ty cổ phần mà các cá nhân hay tổ chức cần đáp ứng.
Với vốn điều lệ thì công ty cổ phần có lựa chọn mức vốn từ vài chục triệu đến vài trăm tỷ tùy thuộc vào nhu cầu chiến lược kinh doanh cũng như ngân sách mà công ty hiện có. Ngoài ra, pháp luật không có bất kỳ quy định nào về số vốn khi thành lập công ty cổ phần mà các cá nhân, tổ chức cần đáp ứng.
Về cơ bản thì mức vốn tối thiểu thành lập công ty ban đầu sẽ phụ thuộc vào số vốn góp bằng vật chất hoặc các tài sản góp vốn khác của các thành viên góp vốn. Số vốn mà các công ty cổ phần nộp cho nhà nước cũng chính là cơ sở để phân chia lợi nhuận cũng như rủi ro trong kinh doanh đối với các thành viên góp vốn.
Như vậy, có thể thấy tùy thuộc vào từng quy mô kinh doanh và khả năng tài chính của các cổ đông mà doanh nghiệp đó sẽ quyết định việc thành lập công ty cần bao nhiêu vốn cho hợp lý nhất. Để hạn chế được những rủi ro, doanh nghiệp chỉ nên để mức vốn vừa phải trên cơ sở phù hợp với ngân sách công ty. Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động kinh doanh, công ty có thể chủ động tăng vốn điều lệ của công ty khi có nhu cầu về vốn. Việc này cần phải thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận.
Hình thức góp vốn được thực hiện như thế nào?
Khi thành lập công ty cổ phần, cổ đông có thể góp vốn bằng tiền mặt hoặc bằng tài sản.
- Đối với hình thức góp vốn bằng tiền mặt thì cổ đông có thể thực hiện góp trực tiếp bằng tiền mặt hoặc qua những phương thức chuyển khoản vào tài khoản của công ty.
- Đối với hình thức góp vốn bằng tài sản thì cổ đông phải tiến hành thủ tục góp vốn bằng tài sản vào công ty theo quy định của pháp luật đang hiện hành. Chỉ các cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu hợp pháp hoặc có quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất hợp pháp theo Luật Đất đai mới có quyền góp vốn đối với tài sản đó. Người góp vốn tài sản cần phải làm thủ tục chuyển quyền sở hữu tài sản đó hoặc quyền sử dụng đất đai cho công ty theo quy định của pháp luật.
Trên đây là một số giải đáp về vấn đề thành lập công ty cổ phần cần bao nhiêu vốn. Cần phải chú trọng về việc góp vốn khi thành lập công ty cổ phần nhằm tránh được những rủi ro về sau. Hy vọng, những thông tin trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về số vốn cần nộp. Nếu có gì thắc mắc về việc đóng góp vốn cũng như thành lập công ty cổ phần thì hãy liên hệ đến AEDIGI để được tư vấn ngay nhé!
>>> Bạn có thể muốn xem:
- Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022
- Hồ sơ thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022
- Tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Bạn biết chưa?
- Thời gian để thành lập công ty mất bao lâu?
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/cong-ty-co-phan/thanh-lap-cong-ty-co-phan-can-bao-nhieu-von-moi-nhat-2022/
Thứ Tư, 18 tháng 5, 2022
Điều kiện để thành lập công ty in ấn 2022 – Bạn đã biết?
Hiện nay, in ấn đang là một lĩnh vực rất phát triển và trở thành xu hướng của mọi doanh nghiệp. Chính vì thế, có rất nhiều cá nhân, tổ chức có nhu cầu kinh doanh và thành lập công ty in ấn. Vậy bạn đã biết các điều kiện để thành lập công ty in ấn thành công là gì chưa? Hãy cùng AEDIGI tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Tìm hiểu về công ty in ấn
In ấn là một hình thức quảng cáo, sử dụng các công nghệ, thiết bị để tạo ra những sản phẩm in trên các loại vật liệu khác nhau. Các sản phẩm in ấn thường sẽ là báo, tạp chí, catalogue, brochure, giấy tờ, hóa đơn tài chính… Dịch vụ in ấn hiện đang là một xu hướng được nhiều người quan tâm và muốn thành lập công ty in ấn.
Đây là một trong những ngành nghề vẫn đang tiếp tục phát triển bởi nhu cầu in ấn của người tiêu dùng ngày càng tăng cao. Chính vì thế nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng, rất nhiều chủ đầu tư đã lên kế hoạch thành lập công ty in ấn. Để có thể thành lập công ty hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực in ấn thì cần phải thực hiện đúng những điều kiện mà Nhà nước đã đưa ra.
Điểu kiện để thành lập công ty in ấn là gì?
Căn cứ vào Điều 11 Nghị định 25/2018/NĐ-CP quy định về hoạt động in, thì muốn thành lập công ty in ấn cần phải đáp ứng được các điều kiện sau:
– Để có thể hoạt động được trong lĩnh vực in ấn thì doanh nghiệp đó cần phải có giấy chứng nhận kinh doanh của một trong những loại hình doanh nghiệp sau: Công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH hai thành viên, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân, giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh hoặc đơn vị trực thuộc doanh nghiệp.
– Cần có thiết bị phù hợp để thực hiện được những công đoạn chế bản, in, gia công sau in theo nhu cầu và khả năng hoạt động của công ty và đúng với nội dung đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động in hoặc tờ khai đăng ký hoạt động cơ sở in.
- Đối với các công đoạn gia công sau khi in thì công ty phải có trang thiết bị là máy dao cắt giấy và có ít nhất một trong những thiết bị như máy đóng sách, máy vào bìa, máy kỵ mã liên hợp và những thiết bị phù hợp với sản phẩm sẽ gia công.
- Đối với công đoạn chế bản thì công ty in ấn cần phải có ít nhất một trong các thiết bị như máy ghi phim, máy ghi kẽm, máy tạo khuôn in.
- Đối với công đoạn thì cần phải có máy in.
>>>> Xem thêm: Vì sao cần thành lập công ty? Thành lập công ty có lợi gì?
– Đối với các sản phẩm in ấn như báo, tạp chí và các ấn phẩm báo chí khác theo quy định của pháp luật về báo chí. Các mẫu, biểu mẫu giấy cần phải do nhà nước ban hành. Những hóa đơn tài chính, các loại thẻ, giấy tờ có sẵn mệnh giá hoặc dùng để ghi mệnh giá.
– Bên cạnh đó muốn thành lập công ty in ấn thì cần phải có đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự – bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật Việt Nam. Ngoài ra, cần phải có chủ sở hữu công ty là công dân Việt Nam, thường trú hợp pháp tại Việt Nam, có hành vi dân sự đầy đủ và có trình độ cao đẳng trở lên về chuyên ngành in hoặc được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp giấy chứng nhận bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý hoạt động in.
Hồ sơ thành lập công ty in ấn cần gì?
Để thành lập công ty in ấn thành công thì doanh nghiệp cần phải thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp in ấn và nộp tại cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Hồ sơ cần chuẩn bị những gì? Cùng tham khảo ngay nhé!
- Giấy đề nghị Sở kế hoạch và đầu tư cấp cho doanh nghiệp giấy phép thành lập công ty
- Điều lệ dự thảo của công ty
- Danh sách các cổ động cùng những thành viên góp vốn vào công ty
- Bản sao chứng thực các giấy tờ như: Căn cước công dân, chứng minh nhân dân còn hiệu lực hoặc giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và quyết định thành lập…
- Giấy ủy quyền nếu như người chủ đầu tư không thể đến nộp hồ sơ
>>>> Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập công ty mới nhất 2022
Đâu là đơn vị có dịch vụ thành lập công ty in ấn uy tín và chuyên nghiệp
Bạn là nhà đầu tư và muốn thành lập công ty in ấn nhưng lại không hiểu rõ về luật? Bạn muốn tìm một đơn vị có dịch vụ thành lập công ty uy tín nhằm có thể thúc đẩy việc kinh doanh trong lĩnh vực in ấn một cách nhanh nhất. Vậy đâu là đơn vị có dịch vụ thành lập công ty in ấn uy tín và chuyên nghiệp được nhiều khách hàng tin tưởng?
AEDIGI là một đơn vị có dịch vụ thành lập công ty uy tín với đội ngũ nhân sự đầy kinh nghiệm. Chúng tôi luôn muốn đem đến cho khách hàng những giá trị lớn nhất với bước đầu là giúp khách hàng có thể thành lập doanh nghiệp thành công. Đến với AEDIGI, quý khách sẽ có được những trải nghiệm tốt khi sử dụng dịch vụ. Nếu bạn muốn thành lập công ty in ấn, có thể liên hệ với chúng tôi qua những thông tin sau:
- Địa chỉ: 62 Tố Hữu, Phường Xuân Phú, Thành Phố Huế, Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Hotline: 0901.901.800
- Website: https://aedigi.com/dich-vu-thanh-lap-cong-ty-tai-hue/
- Email: info@aedigi.com
Trên đây là một số thông tin về điều kiện để thành lập công ty in ấn mà có thể bạn muốn biết. Hy vọng, những thông tin mà AEDIGI cung cấp sẽ mang lại những kiến thức bổ ích cho bạn. Cám ơn bạn đọc đã theo dõi bài viết này, chúc bạn một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc nhé!
>>> Có thể bạn muốn biết:
- Một người có thể thành lập bao nhiêu công ty?
- Thời gian để thành lập công ty mất bao lâu?
- 10 Việc cần làm sau khi thành lập công ty
- Tư vấn thành lập công ty 2022
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/dieu-kien-de-thanh-lap-cong-ty-in-an/
Thứ Ba, 17 tháng 5, 2022
Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022
Ngày nay, thành lập công ty cổ phần đang là loại hình doanh nghiệp được nhiều nhà đầu tư lựa chọn. Việc thành lập công ty cổ phần mang lại nhiều lợi ích nổi trội hơn so với những loại hình doanh nghiệp khác. Vậy bạn đã biết mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022 chưa? Cùng AEDIGI tìm hiểu nhé!
Công ty cổ phần là gì?
Theo quy định tại Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, Công ty cổ phần (Công ty CP) là doanh nghiệp, trong đó:
- Công ty cổ phần là một tổ chức kinh tế
- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa
- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 và khoản 1 Điều 127 của Luật này.
- Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, có tên riêng, có trụ sở giao dịch.
- Được hoạt động và phát triển một cách độc lập với chủ thể của nó
- Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn
>>>> Xem thêm: Tại sao nên thành lập công ty cổ phần? Bạn biết chưa?
Những lưu ý khi quyết định thành lập công ty cổ phần là gì?
Khi quyết định thành lập công ty cổ phần, các chủ doanh nghiệp mới cần chú ý những điều sau đây:
- Doanh nghiệp cần phải cung cấp đầy đủ thông tin như tên công ty không được trùng với tên các công ty khác và tránh gây nhầm lẫn, địa chỉ trụ sở công ty cần rõ ràng. Đây chính là một trong những yếu tố giúp cơ quan, cá nhân hay nhà đầu tư đánh giá mức độ uy tín của công ty nhằm hợp tác hoặc thực hiện góp vốn.
- Mục đích và ngành nghề kinh doanh của bạn cũng cần được xác định rõ ràng nhằm tránh được những rủi ro khi có vấn đề phát sinh.
- Các thành viên, cổ đông, thành viên tham gia thành lập công ty cổ phần hay thành viên nào tham gia góp vốn thì cần xác định rõ ràng, tránh những tranh chấp không đáng có.
- Quyết định thành lập công ty cổ phần cần phải có chữ ký của người đại diện để chứng minh văn bản quyết định là hợp pháp.
Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022
Nội dung cụ thể của mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần bao gồm: Tên chủ sở hữu, hội đồng thành viên, đại hội đồng cổ đông; ngành nghề kinh doanh kèm mã số, điều lệ công ty, thời gian có hiệu lực và phải có chữ ký của người đại diện và những người có liên quan theo quy định của pháp luật.
TÊN DOANH NGHIỆP
Số:………. /QĐ-……. |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc …….., ngày…… tháng… năm |
QUYẾT ĐỊNH THÀNH LẬP CÔNG TY CỔ PHẦN
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ CÔNG TY CỔ PHẦN ………..
– Căn cứ Luật Doanh nghiệp 2020;
– Căn cứ Điều lệ của Công ty………………………..;
– Căn cứ Biên bản họp Hội đồng quản trị Công ty số….. ngày…/…./……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Góp vốn thành lập công ty cổ phần …………………với các nội dung sau:
1……………………………………………………………………………………………………………………………….
2……………………………………………………………………………………………………………………………………………
Điều 2. Điều lệ Công ty
……………………………………………………………………………………………………………
Điều 3. Cơ cấu tổ chức của công ty
……………………………………………………………………………
Điều 4. Thời gian thực hiện……………………………………………………………….
Điều 5. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký. Các phòng ban liên quan có trách nhiệm thực hiện quyết định này./.
Nơi nhận: – Như điều 4; – Lưu VP. |
TM/HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ (ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
|
Bạn có thể tải tại đây: Mẫu quyết định thành lập công ty cổ phần
Xem thêm: Mẫu quyết định thành lập công ty mới nhất 2022
Tra cứu quyết định thành lập công ty cổ phần như thế nào?
Hiện nay, việc tra cứu quyết định thành lập công ty cổ phần tương đối đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo 3 bước cụ thể để thực hiện tra cứu quyết định:
Bước 1: Truy cập cổng thông tin quốc gia theo địa chỉ: dangkykinhdoanh.gov.vn
Bước 2: Nhập tên công ty cổ phần hoặc thông tin về mã số thuế của doanh nghiệp và ô tìm kiếm và tìm kiếm.
Bước 3: Kết quả sẽ hiện thị đầy đủ thông tin bao gồm tên doanh nghiệp, tình trạng hoạt động, người đại diện, trụ sở chính, ngày thành lập,…
Trên đây là một số thông tin về quyết định thành lập công ty cổ phần mà có thể bạn muốn biết. Nếu có gì thắc mắc trong việc thành lập công ty cổ phần thì có thể liên hệ đến chúng tôi hoặc qua Hotline: 0901.901.800 để được tư vấn. Cám ơn độc giả đã đọc bài viết này, chúc bạn một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc nhé.
>>> Có thể bạn muốn biết:
- Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Bạn đã biết
- Một người có thể thành lập bao nhiêu công ty?
- Hồ sơ thành lập công ty cổ phần mới nhất 2022
- 10 Việc cần làm sau khi thành lập công ty
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/cong-ty-co-phan/mau-quyet-dinh-thanh-lap-cong-ty-co-phan-moi-nhat-2022/
Thứ Hai, 16 tháng 5, 2022
Những điều cần biết khi thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
Hiện nay, trong thời kỳ hội nhập kinh tế, rất nhiều cá nhân hay doanh nghiệp nước ngoài có nhu cầu thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Để có thể thành lập công ty với số vốn đầu tư ngoại tệ thì cần phải tuân thủ một số quy định pháp luật hiện hành của Việt Nam. Vậy công ty có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập ra sao? Hãy cùng AEDIGI tìm hiểu về vấn đề này nhé!
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài là gì?
Căn cứ theo Luật Đầu tư 2020, thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài là một tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài là thành viên hoặc cổ đông. Đây là một loại hình tổ chức kinh tế đặc biệt với một phần hoặc toàn bộ vốn góp là của nhà đầu tư nước ngoài. Công ty sẽ được thành lập và hoạt động tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam và một số công ước, luật pháp quốc tế.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài bao gồm:
- Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài
- Doanh nghiệp có cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài đầu tư gồm góp vốn thành lập và mua vốn góp.
Ai có quyền được thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài?
Căn cứ theo Luật đang hiện hành quy định, các trường hợp dưới đây có quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp bao gồm:
(1) Tổ chức, cá nhân có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam trừ các trường hợp sau đây:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh nhằm thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị của mình.
- Các cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của pháp luật.
- Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; các sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an Nhân dân Việt Nam trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại Doanh nghiệp.
- Cán bộ lãnh đaọ, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước trừ những người được cử làm đại diện theo uỷ quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại các doanh nghiệp khác.
- Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc bị mất năng lực hành vi dân sự, tổ chức không có tư cách pháp nhân.
- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, chấp hành hình phạt tủ, quyết định xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị cấm hành nghề kinh doanh, đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất đinh, liên quan đến kinh doanh theo quyết định của Toà án; các trường hợp khác theo quy định của pháp luật về phá sản, phòng, chống tham nhũng.
- Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu thì người đăng ký thành lập doanh nghiệp cần phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh.
(2) Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật doanh nghiệp 2020, trừ những trường hợp sau:
- Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dấn sử dụng tài sản nhà nước góp vồn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, công ty của mình
- Các đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Pháp luật về cán bộ, công chức
(3) Thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình. Điều này là việc sử dụng thu nhập dưới mọi hình thức có được từ hoạt động kinh doanh, từ góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào một trong các mục đích sau đây:
- Bổ sung vào ngân sách hoạt động của cơ quan, đơn vị trái với quy định pháp luật về ngân sách nhà nước
- Lập quỹ hoặc bổ sung vào quỹ phục vụ
Lợi ích của việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài
- Nhờ có vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài nên Việt Nam đã trở thành một trong những nền kinh tế Châu Á phát triển nhanh nhất với tốc độ tăng trưởng GDP cao
- Công ty tại Việt Nam sẽ được đầu tư các công nghệ kỹ thuật mới và bí quyết quản lý kinh doanh mà các công ty nước ngoài này đã tích lũy và phát triển qua nhiều năm
- Khi bất kỳ nhà đầu tư nước ngoài nào đầu tư vào công ty Việt Nam thì đều phải đóng thuế suất đối với hoạt động kinh doanh của mình. Chính vì vậy, việc thu được nguồn thuế từ các doanh nghiệp nước ngoài là một nguồn ngân sách rất quan trọng, nó chiếm phần lớn trong việc phát triển các dòng tiền và nền kinh tế tại Việt Nam.
- Việc thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài còn giúp tạo điều kiện việc làm cho người lao động Việt. Bên cạnh tạo ra một đội ngũ lao động có kỹ năng cho đất nước thì đồng thời còn có thể thu hút FDI.
- Việt Nam có một chính phủ và cơ cấu xã hội ổn đinh. Đây là một địa điểm lý tưởng để các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư hoặc góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam.
Quy trình thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài như thế nào?
Để có thể thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cần thực hiện đầy đủ các bước trong quy trình như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hoàn tất các thông tin của công ty. Trước khi đăng ký kinh doanh với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì công ty cần phải chuẩn bị đầy đủ các hồ sơ, thủ tục như điều lệ, phụ lục, địa chỉ hoạt động, tên công ty, loại hình công ty, vốn điều lệ…
Bước 2: Đăng ký đầu tư cho doanh nhân nước ngoài. Nhà đầu tư nước ngoài cần làm hồ sơ xin giấy phép đầu tư để nộp tại cơ quan quản lý đầu tư.
Bước 3: Chủ đầu tư thành lập công ty tại Việt nam cần thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp và tiến hành việc xin giấy phép đăng ký doanh nghiệp.
Bước 4: Công bố thông tin doanh nghiệp và hoàn thiện thủ tục sau thành lập
Bước 5: Hoàn tất các điều kiện và xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh
Trên đây là một số lưu ý về thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài mà có thể bạn muốn biết. Hy vọng, những thông tin này sẽ giúp bạn hoàn thành việc thành lập công ty hơn. Cám ơn bạn đã đọc bài viết này, chúc bạn có một ngày thật vui vẻ và hạnh phúc nhé!
>>> Bạn có thể muốn xem:
- Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Bạn đã biết
- Thời gian để thành lập công ty mất bao lâu?
- Có nên thành lập công ty riêng không? 5 lưu ý khi thành lập công ty
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/thanh-lap-cong-ty-co-von-dau-tu-nuoc-ngoai-tai-viet-nam/
Thứ Bảy, 14 tháng 5, 2022
Quy trình in ấn bao bì mới nhất 2022
Để tạo nên một bao bì sản phẩm cần phải trải qua nhiều công đoạn trong đó quy trình in ấn bao bì luôn được quan tâm. Vậy bạn đã biết một quy trình in ấn bao bì hoàn chỉnh chưa? Hãy dành ít phút đọc qua bài viết mà AEDIGI chúng tôi chia sẻ sau đây sẽ cho bạn nhưng thông tin hữu ích về quy trình in ấn bao bì hiện nay.
In ấn bao bì là gì?
In ấn bao bì là sử dụng công nghệ, máy móc hiện đại để thực hiện sản xuất, in ấn bao bì đựng hàng hóa, sản phẩm. Phần ngoài sẽ in thêm các thông tin về sản phẩm để góp phần quảng bá thương hiệu. Đây cũng được xem là một trong những phương thức marketing mà hầu hết doanh nghiệp nào cũng sử dụng.
Những lưu ý khi in ấn bao bì
In bao bì là sự kết hợp giữa nguyên liệu, cấu trúc, cách trình bày, bố cục hình ảnh màu sắc tạo sự hấp dẫn và truyền được thông điệp sản phẩm tới người tiêu dùng. Nhưng để lựa chọn thiết kế in ấn cho bao bì sản phẩm trở nên hấp không phải ai cũng biết.
Ấn tượng
Khi bạn muốn sản phẩm của mình được nhiều người chú ý và quan tâm, bằng cách thiết kế bao bì ấn tượng độc đáo. Những bao bì có điểm nhấn sẽ tạo được điểm cao trong mắt khách hàng. Sản phẩm cao cấp thì cần phải được đâu tư nhiều hơn, để qua đó thể hiện được sự “đẳng cấp” của người mua.
Sáng tạo
Sáng tạo là một trong những yếu tố không thể thiểu để tạo ra được sự ấn tượng mạnh cho người dùng sản phẩm. Những thiết kế có tính sáng tạo sẽ giúp bạn dễ tiếp cận tới khách hàng và có dấu ấn riêng của mình đến người tiêu dùng.
Đơn giản mà chính xác
Đơn giản chính là việc in bao bì không có quá nhiều chi tiết rườm rà, chỉ tập trung làm nổi bật những điều mà chúng ta muốn hướng đến. Để làm được điều đó cần tối ưu hóa các chi tiết sản phẩm trên bao bì, ghi những chi tiết thật sự cần thiết và có giá trị. Đối với những sản phẩm đã có thương hiệu rồi thì nên tập trung làm nổi bật thương hiệu thay vì lan man những dòng lợi ích mà sản phẩm mang lại.
Thiết kế bao bì càng đơn giản bao nhiêu thì thông tin truyền tải đến khách hàng càng dễ dàng bấy nhiêu. Đó là cách để khách hàng nhớ đến thương hiệu của mình một cách tự nhiên, bình thường nhất.
Kiểu chữ và màu sắc
Không phải kiểu chữ càng lạ, càng độc đáo bao nhiêu thì sẽ hấp dẫn khách hàng bấy nhiêu. Đối với bạn kiểu chữ đó là hay nhưng đôi khi đối với khách hàng lại là rối mắt, khó đọc. Chọn chữ in trên bao bì phải dễ đọc nhất có thể và thông tin truyền đến người đọc phải được đầy đủ nhất.
Màu sắc bao bì cần phù hợp với sản phẩm. Không nên thiên về chọn màu sắc mình thích mà xa rời tính thực tế đối với sản phẩm mình kinh doanh. Không nên chọn những gam màu quá nổi khi chữ in trên gam màu đó chìm và khó đọc, vì thế nên kết hợp sự tương phải giữa văn bản và màu sắc để khách hàng có thể nhìn và đọc rõ ràng trên bao bì.
Tiện dụng
Giá trị của bao bì không nên chỉ để bảo quản sản phẩm xong rồi bỏ, rất lãng phí. Vì vậy trong thời điểm hiện tại người ta thường tìm cách tăng giá trị của bao bì ví dụ bao bì có thể làm móc treo phòng tắm, nắp đầy của những chai nước xả vải có thể đo lượng sử dụng…Những thứ nhỏ nhặt ấy nhưng lại là lợi thế cạnh tranh lớn của sản phẩm với những đối thủ khác.
Chức năng chính của bao bì vẫn là bảo vệ bảo quản sản phẩm bên trong. Một sản phẩm rất có thể sẽ đánh mất thiện cảm với người tiêu dùng chỉ vì bao bì quá khó để mở. Hoặc bao bì quá cồng kềnh, không tiện vận chuyển cũng gây khó khăn cho người tiêu dùng. Đây là những nguyên nhân sản phẩm bị đánh giá thấp.
Ngoài những yếu tố trên chúng ta còn phải quan tâm đến kích cỡ bao bì, chất liệu và kết cấu. Một bao bì tốt phải thu hút được người tiêu dùng và sản phẩm thông qua nhãn quan, nhưng những ý tưởng thực tế về hình dạng kích thước và công dụng của bao bì sẽ là điểm cộng lớn cho sản phẩm của bạn.
Quy trình in ấn bao bì
Bước 1: Trao đổi với khách hàng
Không chỉ có bao bì được bày bán sẵn, một số khách hàng khi đến với công ty in ấn sản xuất bao bì thường yêu cầu thiết kế riêng, độc quyền để phù hợp với sản phẩm của mình hơn. Vì vậy, công ty sản xuất in ấn bao bì phải trao đổi kỹ với khách hàng, hiểu được ý tưởng khách hàng đưa ra là gì, họ muốn sử dụng loại chất liệu nào, mục đích mà họ in bao bì để làm gì,…
Khi đã nắm rõ được nhu cầu và mục đích của khách hàng thì các cơ sở in bao bì sẽ tư vấn chất liệu, kích thước, nội dung, hình ảnh, màu in và kỹ thuật in bao bì cho phù hợp. Nếu khách hàng đã có bản thiết kế riêng thì phải thống nhất ý tưởng, tạo ra được thành phẩm cuối cùng làm họ phải hài lòng.
Bước 2: Công ty in ấn bao bì sẽ thiết kế cấu trúc, hình ảnh sản phẩm
Ở bước này công ty in ấn bao bì sẽ hình tượng hóa ý tưởng và nhu cầu của khách hàng trên phần mềm thiết kế gồm có hình dạng, cấu trúc, thông tin và hình ảnh trên bao bì. Cấu trúc không chỉ thể hiện hình dạng mà còn tính toán dựa vào khả năng chứa đụng, độ chịu lực của bao bì mỗi khi xếp chồng lên nhau. Thậm chí còn phải đo lường được tính khả thi khi treo bao bì hoặc trưng bày nó lên trên kệ.
Bước 3: In thử và làm thử mẫu bao bì
Sau khi đã thiết kế xong công ty in ấn sẽ tiến hành làm một mẫu thật theo thiết kế để kiểm tra lại hình dáng, thông tin trên sản phẩm, màu sắc, sức chứa, độ chịu lực của sản phẩm và điều chỉnh nếu cần thiết. Mục đích của bước này là để kiểm tra tính khả thi của bao bì, sau đó gửi cho khách hàng duyệt mẫu trước, đảm bảo màu sắc, hình ảnh, thông tin đúng như ý muốn rồi mới sản xuất hàng loạt.
Bước 4: Dàn khuôn và chế bản các bản in bao bì
Trong quá trình sản xuất và in ấn bao bì thì dàn khuôn là bước đóng vai trò dần như quan trọng nhất. Đây là công đoạn sắp xếp bản tin trên khổ giấy định in, đặt thang màu, tram màu, cấn bế an toàn để có công đoạn gia công sau in ấn được dễ dàng nhất. Kế đó, người thợ sẽ sắp xếp các bản in trên khuôn làm sao để tối ưu nhất, bản in sẽ được sắp xếp vừa vặn với khổ giấy in, phù hợp với quá trình gia công sau in.
Bước 5: Công ty bao bì tiến hành in ấn sản phẩm
Công ty bao bì sẽ sử dụng đến loại máy in offset để in các hình ảnh trên bao bì giấy. Có thể in offset 4, 5, 6 màu tùy theo bản thiết kế. In offset sẽ làm cho hình ảnh dính mực in được ép lên trên tấm cao su rồi tiếp đó mới được ép từ miếng cao su lên trên bề mặt giấy. Khi dùng với in thạch bản, kỹ thuật này sẽ giúp tránh được tình trạng dính nước lên giấy theo mực in. Nhìn chung, với kỹ thuật in offset nhiều ưu điểm vượt trội thì khách hàng có thể yên tâm về chất lượng mà nó mang lại như: hình ảnh sắc nét, sạch, có thể ứng dụng trên nhiều bề mặt kể cả bề mặt không phẳng, tuổi thọ của bản in lâu dài,…
Bước 6: Gia công sau in các sản phẩm bao bì
Sau khi in ấn xong thì còn tùy vào từng sản phẩm khác nhau mà công ty bao bì sẽ tiến hành gia công sau in như:
- Cấn, bế: Đây là quá trình sử dụng máy bế để cắt, tạo rãnh tờ in theo hình dạng đúng của bản thiết kế.
- Dập chìm, dập nổi: Đây là kỹ thuật để nhấn mạnh một chi tiết trên bao bì như logo, biểu tượng, phần chữ,… nổi lên hay chìm xuống ở trên mặt phẳng của ấn phẩm.
- Cán màng bóng, màng mờ: Là phủ lên trên bề mặt của bản in một lớp màng polyme, nhờ đó mà giúp cho nó tươi sáng, tạo sự tinh tế và sang trọng hơn.
- Ép kim: Kỹ thuật này cũng tương tự như dập chìm, dập nổi, nó nhằm mục đích nhấn mạnh một phần chi tiết ở trên bề mặt sản phẩm bằng nhũ vàng, nhũ bạc hay nhiều màu sắc khác.
Ngoài ra, các cơ sở in ấn bao bì cũng sẽ kiểm soát điều kiện môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, không gian nhằm đảm bảo thành phẩm bao bì cuối cùng. Chưa hết, họ còn có thể áp dụng một số kỹ thuật khác như dán cửa sổ, phủ UV/Vanish, gấp, dán, bồi hay gài các chi tiết liên kết để cuối cùng tạo thành một bao bì hoàn thiện.
Bước 7: Kiểm tra chất lượng bao bì và giao hàng
Sau khi sản xuất xong thì công ty bao bì sẽ tiến hành loại bỏ những thành phẩm chưa đạt chất lượng như bị nhăn, dập sóng, trầy xước, rách giấy, bung keo,… Đảm bảo sản phẩm khi giao đến khách hàng có thể đạt được chất lượng tốt nhất.
Bước 8: Lắng nghe phản hồi của khách hàng và cải thiện chất lượng
Nhận được phản hồi từ khách hàng về sản phẩm mà công ty sản xuất và in ấn bao bì cung cấp như chất lượng, mẫu mã màu sắc in, tiến độ giao hàng,… Thông qua đó từng bước cải thiện dịch vụ, mang đến cho khách hàng những tiện ích tốt nhất.
Xem thêm: Top 6 kĩ thuật in ấn bao bì hiện nay
Lời kết
Hi vọng những chia sẻ mà AEDIGI chúng tôi mang lại về quy trình in ấn bao bì sẽ giúp bạn có thêm những thông tin về việc in ấn bao bì hiện nay nhé! Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc một ngày tốt lành!
Nếu có bất kì thắc mắc nào thì đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Top 1 bảng giá in bao bì sản phẩm
Top 5 xưởng in bao bì rẻ- uy tín tại thành phố Hồ Chí Minh
In bao bì nhựa là gì? Top 5 bao bì nhựa phổ biến hiện nay
source https://aedigi.com/in-an/in-bao-bi/quy-trinh-in-an-bao-bi/
Khám Phá 5 Mẫu In Ấn Bao Bì Cà Phê Được Ưa Chuộng
In ấn bao bì cà phê là công đoạn rất cần thiết đối với một doanh nghiệp. Thiết kế đẹp mắt, thông tin rõ ràng sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sản phẩm trong kinh doanh. Bạn kinh doanh cà phê? Bạn đang băn khoăn về việc in ấn bao bì cà phê khi mình chưa đủ vốn cũng như chỉ bán nhỏ lẻ hay chưa chọn được cho mình các mẫu in ấn bao bì cà phê đẹp mắt nhất? Vậy, bạn đừng chần chừ, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây. Chúng tôi sẽ giúp bạn khám phá 5 mẫu in ấn cà phê được ưa chuộng nhất hiện nay để bạn có thêm nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp mình.
In ấn bao bì cà phê là gì?
Bao bì cà phê là sản phẩm dùng để đựng, chứa các loại hạt cà phê đã được chế biến. Mục đích là để bảo vệ giá trị sử dụng của các loại hạt cà phê đó. Hỗ trợ tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ cà phê trên thị trường.
Hiện nay, bao bì đựng cà phê được làm từ nhiều loại nguyên liệu khác nhau. Được ưa chuộng nhất trên thị trường vẫn phải kể đến các loại bao bì cà phê giấy. Chất liệu giấy nổi tiếng an toàn, thân thiện với môi trường, có mức độ bảo quản tốt và cũng rất dễ thiết kế.
Xem thêm: 5 điều cần biết về in ấn bao bì
Tại sao cần in ấn bao bì cà phê?
In ấn bao bì cà phê ngày nay không chỉ đơn thuần mang vai trò bảo vệ, chứa đựng loại cà phê bên trong mà còn mang lại vô số lợi ích thiết thực đến cho người tiêu dùng.
- Bảo vệ giá trị sử dụng của các loại cà phê đã qua các công đoạn chế biến. Đồng thời hỗ trợ giữ nguyên hương thơm của cà phê, chống vón cục và oxy hóa. Bao bì cà phê đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo quản cà phê đến tận tay người tiêu dùng.
- Bao bì chứa cà phê ngày nay còn cung cấp thông tin sản phẩm cà phê đến người tiêu dùng ( xuất xứ, thương hiệu, nơi sản xuất, hạn sử dụng..v.v.)
- Hỗ trợ việc thúc đẩy quảng bá thương hiệu cà phê đến người tiêu dùng.
- Bao bì cà phê đẹp, thu hút dễ dàng nhận hút được ánh mắt của người tiêu dùng, từ đó tăng % khả năng cạnh tranh với các dòng thương hiệu cà phê khác.
- Một sản phẩm cà phê có bao bì được chăm chút tỉ mỉ còn giúp thương hiệu dễ dàng lấy được lòng tin của khách hàng. Từ đó khẳng định thương hiệu, thu về cho mình nguồn khách hàng tiềm năng.
5 Mẫu in ấn bao bì cà phê ưa chuộng hiện nay
Bao bì đựng cà phê màng ghép phức hợp
Đây là loại bao bì đựng cà phê gồm có một lớp PE, được ghép chung với lớp nhôm. Loại bao bì này bên ngoài thường sẽ được phủ một lớp giấy để in mẫu mã lên trên. Hiện nay loại bao bì cà phê này được thiết kế dưới rất nhiều kiểu dáng khác nhau, có giá khá rẻ trên thị trường.
Túi đựng cà phê dạng cuộn
Đây là dòng bao bì được sử dụng nhiều nhất ở các công ty có máy đóng gói tự động. Thiết kế bao bì khá đơn giản, túi đựng cà phê dạng cuộn được dùng nhiều cho loại cà phê hòa tan.
Túi giấy đựng cà phê
Thị trường ưa chuộng nhiều nhất loại bao bì cà phê được làm bằng nguyên liệu giấy. Túi giấy đựng cà phê đơn giản, tinh tế, dễ dàng in ấn, bắt màu mực và cực kỳ đa dạng nhiều kiểu dáng khác nhau. Ngoài ra, nhiều loại giấy còn có độ bền cơ học ổn, chịu được va đập, di chuyển tốt. Chất giấy mềm, mượt cầm lên tay cảm giác rất thoải mái.
Có thể nói trong các loại giấy in ấn bao bì cà phê phổ biến nhất là bao bì giấy kraft. Loại giấy này rất thân thiện với người tiêu dùng và môi trường. Là giải pháp hữu hiệu của nhiều doanh nghiệp nhằm mục đích bảo vệ một môi trường trong lành.
Xem thêm: Top 10 xưởng in bao bì giấy giá rẻ tại thành phố Hồ Chí Minh
Bao bì cà phê in ống đồng
In ấn bao bì cà phê bằng ống đồng được sử dụng công nghệ in hiện đại. Thông thường loại bao bì này được thổi theo yêu cầu của khách hàng. Phương pháp in ống đồng hiện nay luôn sắc nét, màu đẹp, lên được nhiều màu in và cũng cực kỳ bắt mắt người tiêu dùng.
Bao bì đựng cà phê bằng nhựa PP
Đây là loại in ấn bao bì cà phê đẹp được làm từ hạt nhựa PP nguyên chất. Loại bao bì này có tính bền cơ học cao, khá chắc chắn, có khả năng chịu được va đập tốt. Loại bao bì này được sử dụng đóng gói cà phê hạt xuất khẩu. Và hiện nay cũng có rất nhiều cơ sở in bao bì nhựa này với công nghệ tiên tiến.
Lời kết
In ấn bao bì cà phê đẹp có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất tiêu thụ, sức cạnh tranh trên thị trường. Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về 5 mẫu in ấn bao bì được ưa chuộng nhất. Hi vọng bạn đã lựa chọn được một mẫu bao bì ấn tượng cho doanh nghiệp của mình. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc một ngày tốt lành!
Nếu có bất kì thắc mắc gì thì đừng ngần ngại liên hệ với AEDIGI chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm:
Top 1 bảng giá in bao bì sản phẩm
Các loại bao bì phổ biến nhất trên thị trường 2020
Top 10 công ty in ấn bao bì uy tín nhất
source https://aedigi.com/in-an/in-bao-bi/top-10-mau-in-an-bao-bi-ca-phe-dep-nhat/
In ấn bao bì hộp giấy cần lưu ý những gì?
In ấn bao bì hộp giấy là một ngành ngày càng phát triển khi mà nhu cầu của các doanh nghiệp mong muốn có cho mình một bao bì hộp giấy ấn tượng, thu hút được mắt nhìn của khách hàng từ đó kích thích mua hàng cao nhất. Thế nhưng bạn vẵn đang băn khoăn khi in một bao bì hộp giấy như vậy sẽ có những lưu ý gì? Vậy bài viết này sẽ dành cho bạn, AEDIGI sẽ bật mí khi in ấn bao bì hộp giấy sẽ lưu ý những gì nhé!
In ấn bao bì hộp giấy là gì?
In ấn bao bì hộp giấy là in ấn hộp đựng trên các chất liệu giấy cứng nhằm mục đích bảo quản sản phẩm bên trong. In hộp giấy là nhu cầu cần thiết của mọi người trong đời sống hiện đại ngày nay. Hầu hết nhu cầu của các công ty sản xuất hàng tiêu dùng ngày nay đều cần phải in hộp bằng giấy. Hộp giấy không chỉ để bảo vệ sản phẩm, mà nó còn thể hiện chất lượng của sản phẩm đó. Đồng thời, vỏ hộp giấy còn được in ấn để giới thiệu thương hiệu doanh nghiệp đến với khách hàng.
Xem thêm: In bao bì nhựa là gì? Top 5 bao bì nhựa phổ biến nhất hiện nay
Tại sao cần in ấn bao bì hộp giấy?
Giúp bảo vệ sản phẩm bên trong của hôp giấy
Chính xác là dù bạn kinh doanh mặt hàng nào thì khi chọn in hộp cũng nhằm bảo vệ sản phẩm bên trong. Với một hộp giấy in chất lượng, nó sẽ giúp bạn bảo quản sản phẩm bên trong khỏi những tác động. Từ đó, giúp sản phẩm luôn nguyên vẹn, hoàn hảo như vừa mới sản xuất.
Đặc biệt, in bao bì hộp giấy được cho là bảo quản sản phẩm bên trong tốt hơn so với nhiều chất liệu khác. Đặc biệt khi bạn kinh doanh mặt hàng yêu cầu đảm bảo an toàn sức khỏe thì in ấn bao bì hộp giấy là sự lựa chọn hàng đầu. Bởi vì hộp chất liệu giấy không chứa các chất gây độc hại ảnh hưởng chất lượng sản phẩm bên trong.
Giá trị quảng bá thương hiệu
Hộp giấy cũng là một kênh marketing hiệu quả bên cạnh việc bảo quản sản phẩm. Một bao bì hộp giấy đẹp sẽ kích thích mắt nhìn người mua, khách hàng sẽ “yêu từ cái nhìn đầu tiên”, bao bì càng bắt mắt sẽ càng thu hút khách hàng. Mỗi hộp giấy sẽ mang lại sự khác biệt giữa những sản phẩm tiêu dùng. Đây là yếu tố cơ bản để “cá biệt hóa” hàng hóa. Từ đó, người tiêu dùng dễ dàng lựa chọn đúng mặt hàng mà họ đang tìm kiếm.
Xem thêm: 5 điều cần biết về in bao bì sản phẩm
Những điều cần lưu ý khi in ấn bao bì hộp giấy
Như đã nói ở trên, sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ đến bạn những điều cần lưu ý khi muốn in ấn một bao bì hộp giấy sao cho thật thu hút.
Lựa chọn nguyên liệu giấy phù hợp với mục đích, nhu cầu sử dụng
Hiện nay nguyên liệu giấy để in ấn bao bì hộp giấy khá là phong phú đa dạng như giấy Couche, giấy Ford, giấy Kraft, giấy Ivory, giấy Crystal, giấy Bristol, giấy Carton, giấy Duplex,…
- Giấy Crystal thường có một mặt láng bóng. mặt còn lại là giấy nhám.
- Giấy Bristol có một mặt bóng, trơn, loại giấy này dai, khó phân hủy, khó thấm nước hơn các loại giấy thông thường.
- Giấy Duplex là sự kết hợp giữa đặc điểm định lượng lớn của giấy Bristol và một mặt thì trắng sáng, mịn như crystal, mặt còn lại màu sẫm. Loại giấy này chắc chắn, độ cứng cao.
- Giấy Couche có 2 mặt láng mịn, bóng, trắng, bám mực vừa phải, cho chất lượng in tốt.
- Giấy Kraft là giấy tái chế nên có giá thành in ấn rẻ.
Trong khi giấy couche, ivory, duplex… dùng trong việc in ấn bao bì hộp giấy cho những sản phẩm nhỏ và nhẹ như mỹ phẩm, dược phẩm, bánh kẹo…., thì giấy carton để đóng gói bao bì giấy carton cho các loại sản phẩm dễ vỡ như gốm, sứ, thủy tinh,… Các phụ kiện chêm, chèn như xốp chống sốc, vải mềm, tấm lót,… cũng được thêm vào để cố định chắc chắn cho sản phẩm. Bạn cũng nên chọn bao bì hộp giấy carton 3 đến 5 lớp có độ dày vừa phải để vừa có thể bảo vệ được hàng hóa bên trong vừa đáp ứng được yếu tố thẩm mỹ cho sản phẩm. Ngoài ra, một số mặt hàng cao cấp khác như trang sức, phụ kiện nên được đựng trong mẫu thiết kế in ấn bao bì hộp giấy từ chất liệu carton lạnh, gỗ ép với độ bền cao và hình thức sang trọng.
Kích thước bao bì hộp giấy
Kích thước của bao bì giấy không thể làm tùy ý mà phải được đo lường và tính toán dựa theo sản phẩm và phụ kiện kèm theo được chứa đựng bên trong. Luôn phải đảm bảo sự cân đối, hài hòa giữa bao bì và sản phẩm.
Kiểu dáng, cách đóng mở của bao bì hộp giấy
Hộp giấy có nhiều kiểu dáng phong phú và đẹp mắt, thu hút người tiêu dùng ngay từ cái nhìn đầu tiên. Có thể kể đến như nắp hộp dán băng keo, nắp cài, nắp khóa hay nắp âm dương,… Tùy vào mục đích sử dụng mà bạn chọn kiểu dáng phù hợp khi in ấn bao bì hộp giấy.
Mỗi loại thùng có công dụng riêng, cách vận hành riêng và cách sản xuất riêng, nếu bạn chưa biết rõ về các loại thùng hoặc còn đang băn khoăn nên chọn loại thùng nào, hãy hỏi nhà sản xuất. Khi in ấn bao bì hộp giấy, bạn nên cung cấp thông tin về sản phẩm của bạn, cách sử dụng, nhóm khách hàng đang hướng đến, để người sản xuất có thể đưa ra các giải pháp đóng gói bao bì cho bạn và tư vấn cho bạn hợp lý nhất.
Thông tin in ấn trên bao bì hộp giấy
Các thông tin quan trọng in ấn bao bì hộp giấy như tên nhãn hàng, thành phần, công dụng, ngày sản xuất, hạn sử dụng, cách bảo quản, thông tin khuyến cáo cần thể hiện rõ ràng, cụ thể, dễ đọc, dễ hiểu nhất có thể. Loại vỏ hộp hình hộp chữ nhật có 6 mặt, bạn cần phải xác định đâu là mặt chính để đưa hình ảnh và thông tin sản phẩm lên bao bì giấy một cách tốt nhất.
Kỹ thuật in ấn, gia công tạo bao bì hộp giấy
Hiện nay, có rất nhiều kỹ thuật in ấn, gia công bao bì giấy hiện đại như in flexo, in offset, in lụa, in UV đều có khả năng cho màu sắc, đường nét tốt và rõ ràng. Trong đó, nổi bật nhất là in offset và in UV. Ngoài ra bạn có thể làm cho sản phẩm của mình ấn tượng, bắt mắt hơn nếu áp dụng các kĩ thuật in ấn bao bì hộp giấy như thúc nổi, ép nhũ, dập nổi,…
Kết luận
Mong rằng bài viết này đã mang đến cho bạn đọc những thông tin thật hữu ích về những điều cần lưu ý khi in ấn bao bì hộp giấy. Cám ơn các bạn đã đọc bài viết này. Chúc các bạn một ngày tốt lành!
Nếu bạn có bất kì thắc mắc gì thì đừng ngần ngại liên hệ với AEDIGI chúng tôi nhé!
Có thể bạn quan tâm
- Top 6 kĩ thuật in ấn bao bì phổ biến hiện nay
- Các loại bao bì phổ biến nhất trên thị trường 2020
- Top 1 bảng giá in bao bì sản phẩm nhất định phải biết
- Top 10 công ty in ấn bao bì uy tín nhất
source https://aedigi.com/in-an/in-bao-bi/in-an-bao-bi-hop-giay-can-luu-y-nhung-gi/
Thứ Sáu, 13 tháng 5, 2022
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh mới nhất 2022 – Bạn đã biết?
Bạn đang muốn thành lập công ty hợp danh nhưng chưa hiểu rõ về loại hình doanh nghiệp này? Trong bài viết này, AEDIGI sẽ tìm hiểu về khái niệm và đặc điểm của công ty hợp danh; Thủ tục và hồ sơ thành lập công ty hợp danh mới nhất 2022. Hãy cùng khám phá ngay nhé!
Tìm hiểu về công ty hợp danh
Căn cứ vào khoản 1, Điều 177 Luật Doanh Nghiệp 2020, công ty hợp danh là loại hình doanh nghiệp phải có ít nhất 2 thành viên là chủ sở hữu chung của công ty, cùng nhau kinh doanh dưới một tên chung thì được gọi là thành viên hợp danh. Ngoài các thành viên hợp danh thì có thể có các thành viên góp vốn.
Các thành viên của công ty hợp danh cần phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về các nghĩa vụ của công ty, còn các thành viên góp vốn thì chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty. Công ty hợp danh có tư cách pháp nhân kể từ ngày nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Bên cạnh đó, loại hình doanh nghiệp này không được phát hành chứng khoán vì có sự hạn chế về vốn điều lệ, quy mô hoạt động và số lượng thành viên.
>>>> Xem thêm: Một người có thể thành lập bao nhiêu công ty?
Đặc điểm của công ty hợp danh
Trước khi tìm hiểu về hồ sơ thành lập công ty hợp danh thì hãy cùng chúng tôi xem qua những đặc điểm của loại hình doanh nghiệp này có gì khác biệt so với những loại hình doanh nghiệp khác nhé.
Thành viên của công ty hợp danh
Về tư cách thành viên trong công ty hợp danh có các thành viên chịu trách nhiệm vô hạn được gọi là thành viên hợp danh. Còn thành viên chịu trách nhiệm hữu hạn được gọi là thành viên góp vốn. Theo quy định Pháp luật, thành viên công ty hợp danh cần phải có tối thiểu 2 thành viên là chủ sở hữu chung công ty.
Nếu đã là thành viên công ty hợp danh thì không được làm chủ doanh nghiệp tư nhân hoặc làm thành viên hợp danh của những công ty hợp danh khác. Trừ trường hợp là được sự nhất trí, đồng thuận của các thành viên hợp danh còn lại trong công ty. Bên cạnh đó, không được quyền nhân danh cá nhân hoặc nhân danh người để thực hiện kinh doanh cùng ngành, nghề kinh doanh của công ty đó để tư lợi hoặc phục vụ lợi ích của tổ chức, cá nhân khác.
Đặc biệt, thành viên hợp danh sẽ không được quyền chuyển một phần hoặc toàn bộ phần vôn góp của mình tại công ty cho người khác nếu không được sự chấp thuận của các thành viên hợp danh còn lại.
Thành viên góp vốn
Luật Doanh Nghiệp 2020 đã quy định thành viên góp vốn chỉ cần chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp. Đây là chế độ trách nhiệm hữu hạn của thành viên công ty hợp danh. Ngoài ra, thành viên góp vốn cũng sẽ được quyền tham gia họp, biểu quyết tại các phiên họp Hội đồng thành viên. Tuy nhiên, những lá phiếu mà họ bầu cũng sẽ không ảnh hưởng gì nhiều đến quyết định, nội dung của cuộc họp.
Bên cạnh đó, thành viên góp vốn sẽ không được tham gia quản lý, điều hành công ty, không được tiến hành công việc kinh danh nhân danh công ty. Tuy nhiên, họ có thể chuyển phần vốn đã góp tại công ty cho người khác và được chia một phần giá trị tài sản còn lại của công ty tương ứng với tỷ lệ phần vốn góp trong vốn điều lệ công ty khi công ty giải thể hoặc bị phá sản.
Thực hiện góp vốn
Thành viên hợp danh và thành viên góp vốn cần phải góp đủ số vốn như đã cam kết và cần đúng thời hạn. Nếu trong trường hợp không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết gây thiệt hại đến công ty thì cần phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho công ty.
Nếu thành viên góp vốn không góp đủ và đúng hạn số vốn đã cam kết như trong điều lệ công ty thì số vốn chưa góp đủ đó sẽ được coi là khoản nợ của thành viên đó đối với công ty. Ngoài ra, thành viên góp vốn có liên quan có thể sẽ bị khai trừ khỏi công ty theo quyết định hồi đồng thành viên. Còn tại thời điểm các thành viên đã góp đủ vốn như đã cam kết thì sẽ được cấp giấy chứng nhận phần vốn góp.
>>>> Xem thêm: Thành lập công ty cần bao nhiêu vốn điều lệ? Bạn đã biết
Tài sản của công ty hợp danh
Tài sản của công ty hợp danh sẽ bao gồm:
- Tài sản góp vốn của các thành viên đã được chuyển sang quyền sở hữu cho công ty
- Tài sản tạo lập được mang tên công ty
- Tài sản thu được từ hoạt động kinh doanh do thành viên hợp danh thực hiện nhân danh công ty và từ hoạt động kinh doanh của công ty do thành viên hợp danh nhân danh cá nhân thực hiện
- Tài sản khác theo quy định của pháp luật
Hồ sơ thành lập công ty hợp danh mới nhất 2022
Các thành phần để làm hồ sơ thành lập công ty hợp danh như sau:
(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp
(2) Dự thảo điều lệ công ty cần phải có đầy đủ họ, tên và chữ ký của các thành viên hợp danh. Các thành viên phải cùng nhau chịu trách nhiệm trươc pháp luật theo điều lệ đã đưa ra
(3) Danh sách các thành viên trong công ty cần được lập theo mẫu do Bộ Kế hoạch và Đầu tư quy định.
(4) Bản sao chứng thực các giấy tờ sau:
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với trường hợp người thành lập doanh nghiệp là cá nhân
- Giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên công ty là tổ chức
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với người đại diện theo uỷ quyền và văn bản cử người đại diện theo uỷ quyền
- Đối với thành viên là tổ chức người nước ngoài thì cần bản sao giấy tờ pháp lý của tổ chức phải được hợp pháp hoá lãnh sự
- Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với trường hợp doanh nghiệp được thành lập hoặc tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đâu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành khác.
Bạn có thể tải mẫu tại đây:
Thủ tục thành lập công ty hợp danh
Bước 1: Soạn thảo hồ sơ như đã nêu ở mục III
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Phòng đăng ký kinh doanh. Người thành lập công ty sẽ nộp trực tiếp hoặc trong trường hợp không đi được thì tìm người uỷ quyền để thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Người được uỷ quyền phải có giấy xác nhận uỷ quyền và bản sao Căn cước công dân còn hiệu lực.
Bước 3: Phòng đăng ký kinh doanh sẽ tiếp nhận hồ sơ và trao giấy biên nhận cho người nộp hồ sơ
Bước 4: Chờ giải quyết, thụ lý hồ sơ trong thời hạn 03 – 05 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ. Nếu hồ sơ có vấn đề gì sẽ được gửi thông tin về bằng văn bản
Bước 5: Nếu hồ sơ không gặp vấn đề gì sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký Doanh nghiệp
Bước 6: Sau khi có giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thì bước tiếp theo chính là công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp trên Cổng thông tin quốc gia
Bước 7: Thông báo mẫu con dấu với Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
>>>> Xem thêm: Hồ sơ, thủ tục thành lập công ty liên doanh mới nhất 2022
Trên đây là một số thông tin liên quan về cách soạn thảo hồ sơ thành lập công ty hợp danh. Hy vọng, với những thông tin này sẽ giúp bạn giải quyết vấn đề một cách có hiệu quả và nhanh chóng hơn. Nếu có gì thắc mắc về việc thành lập công ty, bạn có thể liên hệ đến dịch vụ thành lập công ty của AEDIGI hoặc Hotline 0901.901.800 để được tư vấn nhé!
source https://aedigi.com/doanh-nghiep/thanh-lap-cong-ty/ho-so-thanh-lap-cong-ty-hop-danh/
TOP 10 concept chụp ảnh chân dung đẹp nhất 2023
Bạn đang muốn tìm cho mình một concept chụp ảnh chân dung phù hợp với tính cách của mình? Bạn chưa biết nên chọn phong cách nào để tạo nên d...
-
AEDIGI Website: https://aedigi.com/ Email: info@aedigi.com SĐT: 0901901800 Chỉ đường: https://g.page/aedigi?share STT Domain U...
-
Lâu lắm rồi mình cũng chưa có dịp viết bài liên quan tới lĩnh vực SEO, nên thể theo yêu cầu của nhiều bạn thì hôm nay mình sẽ tiếp tục mần m...
-
Lâu lắm rồi mình cũng chưa có dịp viết bài liên quan tới lĩnh vực SEO, nên thể theo yêu cầu của nhiều bạn thì hôm nay mình sẽ tiếp tục mần m...